Thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không? Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào?

Cho tôi hỏi thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không? Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào? Ban thanh tra nhân dân xã có bao nhiêu thành viên? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân xã? Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân xã? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Nhật đến từ Nha Trang.

Thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Theo đó, thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã phải là người thường trú tại xã và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã.

Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân như sau:

Nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Theo đó, Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời. Ban thanh tra nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

 Ban thanh tra nhân dân xã

Ban thanh tra nhân dân xã

Ban thanh tra nhân dân xã có bao nhiêu thành viên?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:

Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
...

Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở xã có từ 5 đến 11 thành viên.

Đối với những xã có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.

Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân xã?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:

Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
...
2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã.

Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân xã?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong Ban thanh tra nhân dân như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.
2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Theo đó, các hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân:

- Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.

- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Ban Thanh tra nhân dân
Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân đơn vị sự nghiệp có được quyền kiểm tra sổ sách chứng từ của đơn vị không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân thị trấn có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn có nhiệm vụ chỉ đạo trong việc bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Có được bầu làm thanh tra trong Ban thanh tra nhân dân khi vợ làm kế toán trường học nơi mình đang công tác giảng dạy không?
Pháp luật
Nghị định 59/2023/NĐ-CP về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Pháp luật
Theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 09 người trở lên thì số lượng Phó Trưởng ban không quá bao nhiêu người?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Những ai được bầu làm Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Pháp luật
Ban thanh tra nhân dân trường học phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên? Yêu cầu về việc bỏ phiếu bầu thành viên như thế nào?
Pháp luật
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các mốc thời gian nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Thanh tra nhân dân
1,965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Thanh tra nhân dân Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Thanh tra nhân dân Xem toàn bộ văn bản về Ủy ban nhân dân huyện Tiên Phước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào