Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng những điều kiện nào? Phải có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Trường hợp có vi phạm về nguyên tắc kiểm toán nội bộ thì có phải cần bảo với Ban kiểm soát hay không?
Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng những điều kiện nào?
Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 66 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về thành viên Ban kiểm soát nội bộ như sau:
Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ
1. Thành viên Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
...
Theo đó, thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Dẫn chiếu Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về điều kiện để trở thành thành viên Ban kiểm soát như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
...
3. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán;
d) Không phải là người có liên quan của người quản lý tổ chức tín dụng;
đ) Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
...
Như vậy để trở thành thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng 2010;
- Có đạo đức nghề nghiệp;
- Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán;
- Không phải là người có liên quan của người quản lý tổ chức tín dụng;
- Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Thành viên Ban kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại phải có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát nội bộ như sau:
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ
1. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của thành viên Ban kiểm soát, kiểm toán viên nội bộ (bao gồm cả Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của bộ phận kiểm toán nội bộ) của ngân hàng thương mại phải tối thiểu bao gồm các quy tắc sau đây:
a) Chính trực: thực hiện công việc được giao một cách thẳng thắn, trung thực;
b) Khách quan: thực hiện công việc được giao khách quan; đánh giá công bằng không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người khác;
c) Bảo mật: tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Trách nhiệm: thực hiện công việc được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng;
đ) Thận trọng: thực hiện công việc được giao một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá các yếu tố sau đây:
(i) Mức độ phức tạp, tầm quan trọng của nội dung được kiểm toán nội bộ;
(ii) Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.
Như vậy, thành viên Ban kiểm soát nội bộ phải của ngân hàng thương mại phải tối thiểu bao gồm các quy tắc sau đây:
- Chính trực: thực hiện công việc được giao một cách thẳng thắn, trung thực;
- Khách quan: thực hiện công việc được giao khách quan; đánh giá công bằng không vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người khác;
- Bảo mật: tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Trách nhiệm: thực hiện công việc được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng;
- Thận trọng: thực hiện công việc được giao một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá các yếu tố sau; mức độ phức tạp, tầm quan trọng của nội dung được kiểm toán nội bộ; Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ.
Trường hợp có vi phạm về nguyên tắc kiểm toán nội bộ thì có phải cần bảo với Ban kiểm soát hay không?
Căn cứ Điều 64 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về nguyên tắc kiểm toán nội bộ như sau:
Nguyên tắc kiểm toán nội bộ
...
2. Kiểm toán nội bộ phải có biện pháp kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này trong quá trình thực hiện kiểm toán nội bộ (bao gồm cả quá trình lập, gửi báo cáo kiểm toán nội bộ). Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo kịp thời cho Ban kiểm soát khi phát hiện các trường hợp vi phạm, nguy cơ vi phạm các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Trưởng kiểm toán nội bộ báo cáo kịp thời cho Ban kiểm soát khi phát hiện các trường hợp vi phạm, nguy cơ vi phạm các nguyên tắc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.