Thanh tra viên được cấp bao nhiêu bộ quần áo theo tiêu chuẩn nhà nước hiện nay? Trang phục thanh tra viên bị mất hoặc hư hỏng thì có được cấp lại không?
- Thanh tra viên được cấp bao nhiêu bộ quần áo theo tiêu chuẩn nhà nước hiện nay?
- Trang phục thanh tra viên bị mất hoặc hư hỏng thì có được cơ quan cấp phát lại hay không?
- Trong việc cấp phát trang phục thanh tra viên thì cơ quan thanh tra có được quyền tự chủ kinh phí thực hiện may, sắm trang phục không?
Thanh tra viên được cấp bao nhiêu bộ quần áo theo tiêu chuẩn nhà nước hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định về tiêu chuẩn trang phục cấp theo niên hạn như sau:
Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục
1. Trang phục cấp theo niên hạn:
2. Trang phục cấp một lần (trường hợp trang phục bị cũ, hư hỏng, bị mất thì được cấp lại):
a) Mũ kêpi;
b) Cấp hiệu;
c) Cầu vai;
d) Cấp hàm;
đ) Phù hiệu;
e) Biển hiệu.
Riêng mũ kêpi, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm chỉ cấp cho đối tượng là thanh tra viên.
Đối với các tỉnh phía Nam, tùy điều kiện cụ thể và trong phạm vi dự toán ngân sách được giao để may sắm trang phục, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà nước (hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra) có thể xem xét quyết định chuyển đổi trang phục áo măng tô thành quần áo xuân hè để phù hợp với điều kiện thời tiết.
Theo đó, quần áo mà thanh tra viên ở khu vực thành phố Hồ Chí minh được cấp theo niên hạn bao gồm:
- Quần áo xuân hè được cấp 2 bộ/ năm, đối với thanh tra viên lần đầu được cấp thì được cấp 2 bộ.
- Quần áo thu đồng được cấp 1bộ/ 4năm, đối với thanh tra viên lần đầu được cấp thì được cấp 2 bộ.
- Áo măng tô được cấp 1 chiếc/ 4 năm.
- Áo sơ mi dài tay được 1 chiếc/năm, đối với thanh tra viên lần đầu được cấp thì được cấp 2 chiếc.
Thanh tra viên được cấp bao nhiêu bộ quần áo theo tiêu chuẩn nhà nước hiện nay? (Hình từ Internet)
Trang phục thanh tra viên bị mất hoặc hư hỏng thì có được cơ quan cấp phát lại hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định về nguyên tắc cấp phát trang phục cho thanh tra viên như sau:
Nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục
1. Việc cấp phát, sử dụng trang phục phải đúng tiêu chuẩn, mục đích, đúng đối tượng, đúng niên hạn theo quy định. Các cơ quan thanh tra nhà nước mở sổ sách theo dõi việc quản lý cấp phát, sử dụng đến từng thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm chính xác, đúng quy định.
2. Thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định.
Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung. Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát không do nguyên nhân khách quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định để sử dụng khi thi hành công vụ.
3. Đối với các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn sử dụng thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn sử dụng mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát tiếp.
4. Đối với các trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ có lý do khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì phải thu hồi cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm, phù hiệu, biển hiệu đã được cấp trước khi nghỉ việc.
5. Căn cứ vào điều kiện Cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra nhà nước có thể xem xét quyết định may sắm trang phục cho thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức hoặc cấp tiền cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, mầu sắc, kiểu dáng trang phục.
Theo quy định thì thanh tra viên làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định.
Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cơ quan cấp bổ sung.
Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát không do nguyên nhân khách quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định để sử dụng khi thi hành công vụ.
Trong việc cấp phát trang phục thanh tra viên thì cơ quan thanh tra có được quyền tự chủ kinh phí thực hiện may, sắm trang phục không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định về việc lập dự toán kinh phí may sắm trang phục thanh tra viên như sau:
Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí may sắm trang phục
1. Nguồn kinh phí cấp trang phục do ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Lập dự toán:
Hàng năm, cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào đối tượng được cấp trang phục, số lượng, chủng loại trang phục đến niên hạn cấp phát theo quy định tại Thông tư này lập dự toán kinh phí may sắm trang phục, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thanh tra nhà nước; đối với các cơ quan thanh tra nhà nước không phải là đơn vị dự toán ngân sách, lập dự toán nhu cầu kinh phí may sắm trang phục để tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị; gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm được giao trong dự toán chi không thực hiện chế độ tự chủ của các cơ quan, đơn vị.
3. Quản lý và quyết toán kinh phí may sắm trang phục:
Việc quản lý và quyết toán kinh phí may sắm trang phục thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Hàng năm, cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào đối tượng được cấp trang phục, số lượng, chủng loại trang phục đến niên hạn cấp phát theo quy định để lập dự toán kinh phí may sắm trang phục, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thanh tra nhà nước.
Đối với các cơ quan thanh tra nhà nước không phải là đơn vị dự toán ngân sách, lập dự toán nhu cầu kinh phí may sắm trang phục để tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị; gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm được giao trong dự toán chi không thực hiện chế độ tự chủ của các cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.