Thanh tra Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra?
Thanh tra Bộ Y tế thực hiện những chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2023 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Thanh tra Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế là cơ quan thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện những chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền, cụ thể như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra?
Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra
a) Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra chuyên ngành: thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trừ lĩnh vực được phân cấp cho cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;
c) Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế đã có kết luận của Thanh tra Sở Y tế nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
d) Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật;
đ) Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
e) Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Thanh tra vụ việc có nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
h) Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật;
i) Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
...
Theo đó, trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, thanh tra Bộ Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra chuyên ngành: thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trừ lĩnh vực được phân cấp cho cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;
- Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của cơ quan khác thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế đã có kết luận của Thanh tra Sở Y tế nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị liên quan tham gia hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
- Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thanh tra vụ việc có nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Thanh tra Bộ Y tế có những chức danh lãnh đạo nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 2099/QĐ-BYT năm 2023 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Thanh tra Bộ có: Chánh Thanh tra Bộ, các Phó Chánh Thanh tra Bộ, Thanh tra viên và công chức khác.
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Y tế có Chánh Thanh tra Bộ, các Phó Chánh Thanh tra Bộ, Thanh tra viên và công chức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.