Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước hay chuyên ngành?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước;
c) Cục An toàn lao động.
Theo đó, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước.
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của ai?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Do đó, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động thanh tra?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Theo đó, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra hiện hành và Điều 7 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.