Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện các chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện các chức năng gì?
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành?
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện các chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các chức năng như sau:
+ Giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+ Tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện các chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
- Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.
- Các phòng chức năng:
+ Phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra;
+ Phòng Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra;
+ Phòng Thanh tra Chính sách người có công;
+ Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động;
+ Phòng Thanh tra Chính sách lao động;
+ Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội;
+ Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội.
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thanh tra Bộ có nhiệm vụ:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội.
2. Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động; an toàn, vệ sinh lao động;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
d) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
đ) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện); thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế;
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ;
g) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
h) Thanh tra chấp hành pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;
i) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp;
k) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ;
l) Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra đột xuất và tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, của Bộ, ngành liên quan khi được Bộ trưởng giao.
6. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
7. Tổ chức điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
10. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
11. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
12. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
13. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ.
14. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo phân công của Bộ.
15. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định; tổng kết kinh nghiệm, nghiệp vụ thanh tra lao động, người có công và xã hội.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ.
17. Quản lý công chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
18. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau trong công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động; an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện); thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội;
+ Thanh tra chấp hành pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ;
+ Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.