Thành phần nội dung của Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt được quy định ra sao?
- Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt gồm bao nhiêu nội dung?
- Thành phần nội dung của Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt được quy định ra sao?
- Cách tính Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt?
Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt gồm bao nhiêu nội dung?
Cách tính Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt? (Hình từ Interenet)
Theo Điều 15 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Nội dung của định mức
1. Định mức lao động.
2. Định mức dụng cụ lao động.
3. Định mức tiêu hao vật liệu.
4. Định mức tiêu hao năng lượng.
5. Định mức tiêu hao nhiên liệu.
6. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị.
Theo đó, Định mức kinh tế kỹ thuật gồm bao nhiêu nội dung sau:
– Định mức lao động.
– Định mức dụng cụ lao động.
– Định mức tiêu hao vật liệu.
– Định mức tiêu hao năng lượng.
– Định mức tiêu hao nhiên liệu.
– Định mức sử dụng máy móc, thiết bị.
Thành phần nội dung của Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
5. Thành phần Định mức kinh tế - kỹ thuật
a) Nội dung công việc bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.
b) Định biên lao động: bao gồm số lượng, cơ cấu thành phần, chức danh nghề nghiệp của lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của từng nhóm công việc chính.
c) Định mức lao động: là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một bước công việc. ĐVT là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm. Một công (ca) làm việc tính là 08 giờ.
d) Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật liệu và năng lượng:
- Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ: là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị và dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một bước công việc; ĐVT là ca thiết bị/sản phẩm, ca dụng cụ/sản phẩm.
- Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng nguyên vật liệu hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc; ĐVT là vật liệu/sản phẩm.
- Thời hạn sử dụng của thiết bị, dụng cụ: là thời gian sử dụng thiết bị, dụng cụ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năng lượng: điện năng tiêu thụ của máy, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và thời gian sử dụng.
Điện năng tiêu thụ = Công suất × Số giờ sử dụng máy móc, thiết bị để hoàn thành một công việc.
Hao phí đường dây = Điện năng tiêu thụ × 0,05.
Theo đó, Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt bao gồm những thành phần sau:
– Nội dung công việc bao gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện bước công việc.
– Định biên lao động: bao gồm số lượng, cơ cấu thành phần, chức danh nghề nghiệp của lao động được tổ chức để thực hiện từng bước công việc cụ thể căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp, yêu cầu về chuyên môn của từng nhóm công việc chính.
– Định mức lao động: là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một bước công việc. ĐVT là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm. Một công (ca) làm việc tính là 08 giờ.
– Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật liệu và năng lượng:
+ Định mức sử dụng thiết bị, dụng cụ: là thời gian người lao động trực tiếp sử dụng thiết bị và dụng cụ cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một bước công việc; ĐVT là ca thiết bị/sản phẩm, ca dụng cụ/sản phẩm.
+ Định mức sử dụng vật liệu: là số lượng nguyên vật liệu hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một bước công việc; đơn vị tính là vật liệu/sản phẩm.
+ Thời hạn sử dụng của thiết bị, dụng cụ: là thời gian sử dụng thiết bị, dụng cụ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Năng lượng: điện năng tiêu thụ của máy, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và thời gian sử dụng.
Điện năng tiêu thụ = Công suất × Số giờ sử dụng máy móc, thiết bị để hoàn thành một công việc.
Hao phí đường dây = Điện năng tiêu thụ × 0,05.
Cách tính Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt?
Theo Điều 6 Định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
Định mức kinh tế kỹ thuật được tính đối với đánh giá chất lượng một tháng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt của một trạm.
(1) Hệ số áp dụng
Hệ số áp dụng (K) là hệ số được xây dựng cho các loại tài liệu của hạng trạm khác nhau thuộc cùng một loại trạm, trong thực hiện công tác đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt.
– Hệ số áp dụng thực hiện công việc đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn
Bảng số 01
Bảng số 02
– Hệ số áp dụng thực hiện công việc đánh giá chất lượng tài liệu thủy văn
Bảng số 03
(2) Cách tính định mức thông qua hệ số áp dụng K
Việc tính định mức đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt thông qua hệ số áp dụng K. Khi thực hiện công tác đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn bề mặt của các hạng trạm khác nhau theo từng loại trạm ở cùng điều kiện. Định mức sẽ được tính theo công thức sau:
Mk = Mtc × Ki
Trong đó:
- Mk là định mức đánh giá chất lượng tài liệu của hạng trạm khí tượng thủy văn có các hệ số áp dụng;
- Mtc là định mức đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng thủy văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.