Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu không?
- Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu không?
- Tổ chức thanh niên xung phong có trách nhiệm bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam cho đội viên thanh niên xung phong hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên xung phong trên địa bàn?
Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu không?
Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu được quy định tại Điều 14 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của người tham gia tổ chức thanh niên xung phong
1. Chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy định của tổ chức thanh niên xung phong và phong tục, tập quán của địa phương nơi thực hiện nhiệm vụ.
2. Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của tổ chức thanh niên xung phong.
3. Trường hợp tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu, trang thiết bị và các chi phí khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thanh niên xung phong nếu tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu. Ngoài ra, còn có thể phải bồi thường các chi phí như: trang thiết bị và các chi phí khác có liên quan.
Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu không? (Hình từ internet).
Tổ chức thanh niên xung phong có trách nhiệm bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam cho đội viên thanh niên xung phong hay không?
Tổ chức thanh niên xung phong có trách nhiệm bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam cho đội viên thanh niên xung phong được quy định tại Điều 16 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong
1. Tổ chức tuyển chọn đội viên thanh niên xung phong vào làm nhiệm vụ tại đơn vị bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và bảo đảm chính sách về tiền lương, tiền công, phụ cấp (nếu có), các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức đối với đội viên thanh niên xung phong và người làm công tác lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, kỹ thuật trong tổ chức thanh niên xung phong.
3. Cung cấp trang thiết bị làm việc, trang phục thanh niên xung phong, thẻ đội viên thanh niên xung phong, phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thanh niên xung phong; bảo đảm an toàn cho thanh niên xung phong tham gia thực hiện nhiệm vụ.
4. Giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc cho thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; cấp Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ cho thanh niên xung phong theo mẫu quy định của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
5. Tổ chức các hoạt động đoàn thể; bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong thì tổ chức có trách nhiệm bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đội viên thanh niên xung phong.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào đối với thanh niên xung phong trên địa bàn?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thanh niên xung phong trên địa bàn được quy định tại Điều 19 Nghị định 17/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với thanh niên xung phong
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên xung phong trên địa bàn và có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về chính sách đối với thanh niên xung phong.
2. Đối với thanh niên tình nguyện
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên tình nguyện và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng kênh thông tin về các hoạt động tình nguyện để thanh niên được tiếp cận và tham gia;
b) Thông báo việc đồng ý tiếp nhận hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội tại địa phương với cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền (về mục tiêu, phạm vi, nội dung, số lượng, thành phần thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện); trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do;
c) Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện trên địa bàn;
d) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền về chính sách đối với thanh niên tình nguyện.
3. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện lồng ghép trong báo cáo quản lý nhà nước về thanh niên theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thanh niên xung phong trên địa bàn bao gồm:
- Tổ chức thực hiện các chính sách đối với thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật nhưng phải phù hợp với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thực hiện việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách đối với thanh niên xung phong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.