Thanh niên xung phong được hưởng chính sách gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Các chính sách đó cụ thể ra sao?
Chính sách đối với thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ hiện nay ra sao?
Căn cứ Điều 22 Luật Thanh niên 2020 quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong như sau:
- Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao;
+ Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;
+ Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên;
+ Các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho tổ chức thanh niên xung phong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.
- Thanh niên xung phong được hưởng chế độ, chính sách trong và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên bạn thấy rằng nhà nước đã ban hành các chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ theo quy định trên bạn tham khảo thêm nhé.
Thanh niên xung phong
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án như sau:
- Được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.
- Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
- Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
- Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư
Như vậy, nhiệm vụ của thanh niên xung phong và chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án được thực hiện như quy định được trích dẫn ở trên ban nhé.
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định về chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án như sau:
- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký hợp đồng lao động; được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Được hưởng các chế độ tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí và chế độ, chính sách khác quy định trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được trang bị phương tiện làm việc và phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và nhu cầu bố trí, sử dụng thanh niên tình nguyện.
- Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Được chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện tạo điều kiện về nơi ở; tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương.
- Được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương.
- Đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên tình nguyện được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đánh giá có hiệu quả, tính khả thi cao thì được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện.
- Thanh niên tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.
Như vậy, theo quy định trên đây là các chính sách dành cho thanh niên mà được pháp luật hiện hành quy định gửi đến bạn tham khảo thêm nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.