Thân nhân của người bệnh là ai? Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không?
- Thân nhân của người bệnh là ai?
- Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không?
- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có phải hướng dẫn thân nhân của người bệnh thực hiện hoạt động chăm sóc người bệnh không?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho thân nhân của người bệnh không?
Thân nhân của người bệnh là ai?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Người đại diện của người bệnh.
- Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề.
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không?
Việc người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi bị thân nhân của người bệnh xâm phạm không, theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Theo quy định trên, trường hợp thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ thì người hành nghề được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.
Thân nhân của người bệnh (Hình từ Internet)
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có phải hướng dẫn thân nhân của người bệnh thực hiện hoạt động chăm sóc người bệnh không?
Việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có phải hướng dẫn thân nhân của người bệnh thực hiện hoạt động chăm sóc người bệnh không, theo quy định tại Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Chăm sóc người bệnh
1. Chăm sóc người bệnh là việc thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Nội dung chăm sóc người bệnh bao gồm:
a) Xác định nhu cầu chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, chỉ định can thiệp chăm sóc người bệnh;
b) Phân cấp cấp độ chăm sóc người bệnh;
c) Thực hiện các kỹ thuật can thiệp chuyên môn, hỗ trợ để chăm sóc người bệnh, hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc;
d) Theo dõi tình trạng của người bệnh, đánh giá kết quả thực hiện can thiệp chăm sóc.
Theo đó, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho thân nhân của người bệnh không?
Việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho thân nhân của người bệnh không, theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Giám sát nhiễm khuẩn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bệnh có nguy cơ gây dịch;
b) Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn;
c) Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền;
d) Kiểm soát nhiễm khuẩn đối với dụng cụ, thiết bị y tế;
đ) Vệ sinh tay;
e) Vệ sinh môi trường;
g) Phòng ngừa và xử trí lây nhiễm liên quan đến vi sinh vật;
h) An toàn thực phẩm;
i) Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh;
d) Tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, để kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có những trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 74 nêu trên.
Trong đó cơ sở có trách nhiệm tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và thân nhân của người bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.