Thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại những vị trí nào? Người bệnh mất phản xạ trụ sấp có được phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ không?
Thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại những vị trí nào?
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH TRỤ
I. ĐẠI CƯƠNG
Thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon ở cổ tay. Bệnh lý chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay là bệnh lý thần kinh ngoại biên do đè ép phổ biến thứ 2, chỉ sau hội chứng ống cổ tay. Khi đi qua rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay, thần kinh trụ đi rất nông và không có cơ che phủ nên rất dễ bị tổn thương. Những nguyên nhân như bất thường các cấu trúc giải phẫu, gãy xương cũ hoặc mới, bệnh lý khớp viêm tại vùng khuỷu có thể dẫn đến thần kinh trụ bị chèn ép. Duy trì tư thế gấp khuỷu trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại động tác gấp/duỗi khuỷu có thể gây tổn thương thần kinh trụ. Trong khi đó, những người làm nghề đòi hỏi vận động cổ tay nhiều là đối tượng nguy cơ của bệnh lý chèn ép thần kinh trụ ở kênh Guyon vùng cổ tay.
...
Theo đó, thần kinh trụ có thể bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ ở khuỷu tay hoặc tại kênh Guyon ở cổ tay.
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ (Hình từ Internet)
Người bệnh mất phản xạ trụ sấp có được phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ không?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH TRỤ
...
II. CHỈ ĐỊNH
NB có chẩn đoán xác định bị hội chứng chèn ép thần kinh trụ, không đáp ứng với điều trị bảo tồn:
- Biến dạng “bàn tay vuốt trụ”
- Mất động tác giạng và khép các ngón, khép ngón cái, gấp đốt xa ngón 4-5
- Mất cảm giác ở ngón tay út, mô út và 1/2 ngón nhẫn.
- Mất phản xạ trụ sấp
- Kết quả khảo sát chẩn đoán điện phù hợp với tổn thương thần kinh trụ.
...
Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định trong trường hợp người bệnh có chẩn đoán xác định bị hội chứng chèn ép thần kinh trụ, không đáp ứng với điều trị bảo tồn:
- Biến dạng “bàn tay vuốt trụ”
- Mất động tác giạng và khép các ngón, khép ngón cái, gấp đốt xa ngón 4-5
- Mất cảm giác ở ngón tay út, mô út và 1/2 ngón nhẫn.
- Mất phản xạ trụ sấp
- Kết quả khảo sát chẩn đoán điện phù hợp với tổn thương thần kinh trụ.
Như vậy, người bệnh mất phản xạ trụ sấp sẽ được phẫu thuật khi thuộc một trong những trường hợp trên.
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ thì người bệnh sẽ được phẫu thuật trong bao lâu và các bước tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH TRỤ
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 30 phút
VIII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
2. Kỹ thuật:
- Sát khuẩn, trải toan
- Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu: phẫu thuật chuyển vị trí thần kinh trụ ra trước.
- Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở ống Guyon: phẫu thuật cắt bỏ mỏm móc của xương móc kết hợp với giải phóng thần kinh trụ bị chèn ép. Trường hợp người bệnh có u bao hoạt dịch hay một tổ chức gì khác ở trong hay gần kênh Guyon gây chèn ép thần kinh trụ thì cũng cần phải phẫu thuật
- Đóng vết mổ theo giải phẫu.
...
Như vậy, phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ thì người bệnh sẽ được phẫu thuật dự kiến trong vòng 30 phút và các bước kỹ thuật được thực hiện như sau:
Người thực hiện sử dụng phương pháp vô cảm: Tê ĐRCT bên chi phẫu thuật
Người thực hiện sử dụng kỹ thuật:
- Sát khuẩn, trải toan
- Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu: phẫu thuật chuyển vị trí thần kinh trụ ra trước.
- Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở ống Guyon: phẫu thuật cắt bỏ mỏm móc của xương móc kết hợp với giải phóng thần kinh trụ bị chèn ép. Trường hợp người bệnh có u bao hoạt dịch hay một tổ chức gì khác ở trong hay gần kênh Guyon gây chèn ép thần kinh trụ thì cũng cần phải phẫu thuật
- Đóng vết mổ theo giải phẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.