Thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành?
Xử lý việc kết hôn trái pháp luật như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật cụ thể như sau:
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Tải về mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mới nhất 2023: Tại Đây
Thẩm quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành?
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là gì?
Tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật cụ thể là:
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là ai?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cụ thể như sau:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 02/2013/NĐ-CP về cơ quan quản lý nhà nước về gia đình bao gồm:
“Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình
[…]
3. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương.”
Theo đó, khi UBND nơi bạn phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tức là khi UBND sẽ làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, cụ thể là hủy việc kết hôn trái pháp luật chứ không phải đơn thuần là đề nghị.
Như vậy, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên nếu phát hiện hành vi kết hôn trái pháp luật thì có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó theo quy định nêu trên.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới kết hôn trái pháp luật mà chúng tôi gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.