Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan được quy định như thế nào?

Chị muốn hỏi về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong lĩnh vực trong lĩnh vực thủy sản được quy định như thế nào? Văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng trong lĩnh vực thủy sản

Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 48 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d và k khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

+ Phạt tiền 1.000.000.000 đồng;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển trong lĩnh vực thủy sản

Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau

- Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, h, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan trong lĩnh vực thủy sản

Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

- Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

+ Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, trên đây là các quy địnnh về thẩm quyền xử phạt xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong lĩnh vực trong lĩnh vực thủy sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,696 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào