Thẩm quyền xem xét kết quả giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Thẩm quyền xem xét kết quả giám sát của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát như sau:
Thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
1. Yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành văn bản quy định chi tiết Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
....
3. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
4. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
5. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
6. Ra nghị quyết về chất vấn; ra nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Theo đó, khi xem xét kết quả giám sát thì Quốc hội có những thẩm quyền được quy định tại Điều 21 nêu trên.
Quốc hội (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xem xét kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát như sau:
Thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất;
...
3. Kiến nghị với Quốc hội hoặc yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
4. Đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
5. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
6. Ra nghị quyết về chất vấn; ra nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề.
...
Theo đó, khi xem xét kết quả giám sát thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có những thẩm quyền được quy định tại Điều 35 nêu trên.
Thẩm quyền xem xét kết quả giám sát của Ủy ban của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thẩm quyền sau đây:
1. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật;
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lời tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp Quốc hội gần nhất; đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét;
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Theo đó, khi xem xét kết quả giám sát thì Ủy ban của Quốc hội có những thẩm quyền được quy định tại Điều 46 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.