Thẩm quyền tạm giữ trong lĩnh vực y tế của công an xã được quy định như thế nào? Tang vật vi phạm là 500.000 đồng thì trưởng công an xã có thẩm quyền giữ hay không?
Tạm giữ tang vật trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
+ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
+ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
…
- Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
…
Như vậy, mục đích tạm giữ tang vật nhằm để xác minh tình tiết, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt…
Người giữ tang vật có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 ( được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
…
- Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
+ +Động vật, thực vật sống;
++ Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
+Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
+ Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.”;
…
Khi tạm giữ tang vật, người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có quyết định bảo quản tang vật…
Trưởng công an xã có quyền giữ tang vật vi phạm?
Công an xã hay chủ tịch xã ra quyết định tạm giữ trong trường hợp này?
Căn cứ Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thẩm quyền của Công an nhân dân như sau:
- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này:
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Trong trường hợp của bạn tnag vật là 500.000 thì Trưởng Công an xã vẫn có thẩm quyền tạm giữ theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.