Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau theo quy định thì thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào? Câu hỏi của ạn D.L.O đến từ TP.HCM.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 163 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng;

- Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm định hướng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 164 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra:

Cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra
...
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước, bảo đảm cơ chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra thông qua các nội dung sau đây:
a) Hướng dẫn, định hướng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trừ hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
b) Phối hợp và chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường cho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cùng cấp để chủ động phối hợp;
c) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổng hợp, chỉ đạo công khai kết quả xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, định hướng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 167 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ như sau:

- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quốc phòng;

+ Xây dựng, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục sự cố môi trường;

+ Tham gia quan trắc môi trường xuyên biên giới, nước biển xa bờ theo quy định của pháp luật.

- Bộ Công an có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân;

+ Chỉ đạo, tổ chức hoạt động phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm về môi trường;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Huy động lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

888 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào