Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như thế nào theo quy định?

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như thế nào? Trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự Thẩm phán ra các quyết định nào? Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm có bao nhiêu Thẩm phán?

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như thế nào?

Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như thế nào theo quy định?

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như thế nào theo quy định? (hình từ internet)

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự Thẩm phán ra các quyết định nào?

Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử
...
2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, rrong thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

- Đưa vụ án ra xét xử.

Lưu ý: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm có bao nhiêu Thẩm phán?

Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.

Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
28 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào