Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp cá nhân tố cáo 01 cá nhân khác không làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước?
Pháp luật quy định thế nào là tố cáo và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 ghi nhận hướng dẫn về khái niệm tố cáo hành vi vi phạm pháp luật cụ thể như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
...
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ."
Nguyên tắc giải quyết tố cáo
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tố cáo 2018 quy định về nguyên tắc giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo."
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
Điều 8 Luật Tố cáo 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
(1) Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
(2) Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
(3) Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
(4) Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
(5) Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
(6) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
(7) Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
(8) Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
(9) Bao che người bị tố cáo.
(10) Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
(11) Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
(12) Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
(13) Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp cá nhân tố cáo 01 cá nhân khác không làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Tố cáo 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo cụ thể như sau:
(1) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
(2) Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
(3) Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, đối với trường hợp cá nhân tố cáo 01 cá nhân khác không làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước về việc chấp hành quy định của pháp luật thì thuộc trường hợp thực hiện quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Như vậy, về nguyên tắc việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Trên đây là một số quy định và thông tin về tố cáo và giải quyết tố cáo mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.