Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thuộc về ai theo Nghị định 175?
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thuộc về ai theo Nghị định 175?
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên được quy định tại khoản 3 Điều 115 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng thông qua hình thức quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01, Mẫu số 04 Phụ lục III Nghị định này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
...
2. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ và e khoản 1 Điều này nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng
Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng (bao gồm cả giấy phép điều chỉnh) cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh. Trường hợp hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Xây dựng thuộc địa phương nơi nhà thầu nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.
Theo đó, trường hợp hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng là Sở Xây dựng thuộc địa phương nơi nhà thầu nước ngoài dự kiến đặt văn phòng điều hành.
>> Xem thêm: Mẫu phiếu thông báo tạm dừng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng chuẩn Nghị định 175?
Tải về Trọn bộ phụ lục Nghị định 175/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thuộc về ai theo Nghị định 175? (Hình từ Internet)
Nhà thầu nước ngoài đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng thông qua hình thức nào? Nộp bao nhiêu bộ?
Hồ sơ đề nghị, thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 115 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng thông qua hình thức như sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
- Thông qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến tại cổng dịch vụ công.
Bên cạnh đó, hồ sơ nộp tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu); đối với nhà thầu thành lập dưới 03 năm thì nộp báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính theo số năm được thành lập;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực theo quy định Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
- Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài được quy định như thế nào?
Nguyên tắc quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài được quy định tại Điều 113 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
- Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.