Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là ngạch Thẩm phán cao nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân đúng không?
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là ngạch Thẩm phán cao nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân đúng không?
Các ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là ngạch Thẩm phán cao nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là ngạch Thẩm phán cao nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân đúng không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Điều kiện để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định nêu trên thì người có đủ tiêu chuẩn Thẩm phán tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân
1. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
2. Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
3. Số lượng Thẩm phán, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân;
b) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.