Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Người tham gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền như thế nào?

Tôi có câu hỏi là tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Đồng Nai.

Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 16/2006/NĐ-CP thì tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia dưới sự quản lý, hướng dẫn, theo dõi của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc cá nhân tự giác tham gia.

bảo vệ an ninh quốc gia

Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Người tham gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền như thế nào? (Hình từ Internet)

Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền như thế nào?

Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2006/NĐ-CP như sau:

Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết người bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia trong bao nhiêu ngày?

Thời hạn giải quyết người bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 16/2006/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền quyết định và thủ tục giải quyết khôi phục danh dự
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia các cấp có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý. Trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý thì xem xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm xem xét, quyết định khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú tại địa phương mình theo đề nghị của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
3. Đối tượng bị tổn hại về danh dự có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia liên quan nơi mình cư trú, đề nghị được khôi phục danh dự. Đề nghị cần trình bày rõ nội dung sự việc, kèm theo giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có) để làm căn cứ xem xét, giải quyết. Trường hợp cần bổ sung tài liệu làm căn cứ xem xét, quyết định khôi phục danh dự thì cơ quan nhận đơn phải hướng dẫn đối tượng bị tổn hại về danh dự thu thập, cung cấp, bổ sung tài liệu hoặc tự thu thập, bổ sung.
4. Khi nhận được đề nghị hoặc đơn của đối tượng bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn phải có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
a) Quyết định việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị tổn hại về danh dự do cơ quan mình quản lý;
b) Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý đối tượng bị tổn hại về danh dự để xem xét, quyết định việc khôi phục danh dự;
c) Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đối tượng bị tổn hại về danh dự cư trú để xem xét, quyết định khôi phục danh dự (trong các trường hợp đối tượng bị tổn hại về danh dự không do cơ quan mình quản lý).
5. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm thông báo cho đối tượng có đơn đề nghị khôi phục danh dự biết việc xử lý theo quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều này. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc khôi phục danh dự cho đối tượng bị thiệt hại về danh dự thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho đối tượng bị thiệt hại đó.

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giải quyết người bị tổn hại về danh dự do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị hoặc đơn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

483 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào