Tham gia bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi khi đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện ra sao? Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng trong phạm vi nào?

Tham gia bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi khi đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện ra sao? Phường gọi mẹ em ra lấy thẻ BHYT của đối tượng người cao tuổi được phát miễn phí. Nhưng trước đó mẹ em đã tham gia BHYT tự nguyện được 4 năm. Bây giờ muốn giữ lại mã bảo hiểm cũ cho mẹ để năm sau mẹ được hưởng quyền lợi 5 năm liên tục nhưng cán bộ phường nói là không giữ mã cũ được mã phải cấp mã mới. Vậy trường hợp của mẹ em có được dùng lại mã cũ không?

Tham gia bảo hiểm y tế dành cho người cao tuổi khi đã đóng bảo hiểm y tế tự nguyện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

"Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
...
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này."

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”."

Như vậy, theo quy định trên mẹ bạn năm nay được cấp thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng người cao tuổi miễn phí. Nhưng trước đó mẹ bạn đã tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được 4 năm. Vì vậy, trường hợp này mẹ bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng người cao tuổi và trả lại thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cho nên, sẽ không thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cũ đang dùng mà sẽ dùng thẻ mới với mã đối tượng là người cao tuổi.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (Hình từ Internet)

Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng trong phạm vi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

"Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế."

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng trong phạm vi như quy định trên.

Khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế phải tuân thủ theo thủ tục ra sao?

Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:

"Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."

Theo đó, khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế phải tuân thủ theo thủ tục như trên.

Như vậy, trên đây là các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm y tế gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì khi khám chữa bệnh có thể dùng giấy chứng sinh, giấy khai sinh để thay thế không?
Pháp luật
Sinh viên khi đi khám bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa có ảnh thì có được hưởng ưu đãi có trong bảo hiểm hay không?
Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu? Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm y tế có được tích hợp thông tin vào thẻ căn cước không? Thủ tục tích hợp thẻ bảo hiểm y tế và thẻ căn cước như thế nào?
Pháp luật
Bạn gái tự ý phá thai thì có thể đi kiện được không? Có thể sử dụng bảo hiểm y tế để chi trả chi phí nạo phá thai không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn cấp lại BHYT online 2024 qua Cổng dịch vụ công Quốc gia? Cách xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế online thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng BHYT 5 năm liên tục hiện nay là bao nhiêu? Đóng bảo hiểm 05 năm liên tục sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Hỗ trợ 100% tiền đóng BHYT đối với người khuyết tật, hộ cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên tại Hà Nội từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
857 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 20 văn bản về bảo hiểm y tế mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào