Tem bưu chính hết thời hạn cung ứng thì cũng không còn giá trị thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đúng không?

Tôi muốn hỏi tem hay được dùng để dán lên bì thư có phải là tem bưu chính không? Tem bưu chính này được sử dụng vào mục đích gì? Nếu đã hết thời hạn cung ứng thì có phải sẽ không còn giá trị thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính hay không? Đồng thời, liên quan đến việc nhập khẩu tem bưu chính, tôi có câu hỏi như sau: Tôi muốn nhập khẩu tem bưu chính thì cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?

Tem bưu chính được sử dụng vào những mục đích gì?

Tem bưu chính Việt Nam theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 được hiểu cụ thể như sau:

"20. Tem Bưu chính Việt Nam là ấn phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính của Việt Nam quyết định phát hành để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế giới."

Theo đó, tem bưu chính được sử dụng vào những mục đích sau:

(1) Sử dụng tem bưu chính để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính: quy định tại Điều 36 Luật Bưu chính 2010

"1. Tem Bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước.
2. Tem bưu chính nước ngoài không được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính trong nước và dịch vụ bưu chính quốc tế từ Việt Nam đi các nước."

(2) Sử dụng tem bưu chính để kinh doanh, sưu tập: quy định tại Điều 37 Luật Bưu chính 2010

"1. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh, sưu tập tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này.
2. Việc nhập khẩu tem bưu chính nước ngoài được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.
3. Tổ chức, cá nhân không được kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền những loại tem sau đây:
a) Tem bưu chính giả;
b) Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
c) Tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem."

Tem bưu chính

Tem bưu chính

Tem bưu chính hết thời hạn cung ứng thì cũng không còn giá trị thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính đúng không?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 47/2011/NĐ-CP về việc sử dụng tem bưu chính:

"Điều 17. Sử dụng tem bưu chính Việt Nam
1. Tem bưu chính Việt Nam được sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành;
b) Không bị cấm lưu hành;
c) Chưa có dấu hủy;
d) Còn nguyên vẹn.
2. Tem bưu chính đặc biệt trong thời hạn cung ứng, tem bưu chính phổ thông phải được bán trên mạng bưu chính công cộng theo đúng giá in trên mặt tem, trừ trường hợp tem bưu chính có dấu hủy.
3. Tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng vẫn có giá trị sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính.
4. Việc thu hồi và xử lý tem bưu chính đặc biệt hết thời hạn cung ứng được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông."

Theo đó, để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính, tem bưu chính phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Trong trường hợp hết thời hạn cung ứng. tem bưu chính vẫn có giá trị sử dụng để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp tem bưu chính đặc biệt, là tem bưu chính có thời hạn cung ứng và không được phép in lại; bao gồm tem bưu chính kỷ niệm và tem bưu chính chuyên đề. (căn cứ Điều 16 Nghị định 47/2011/NĐ-CP)

Tem bưu chính muốn được nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Phụ lục I danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định tem bưu chính Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính cấm nhập khẩu.

Mà theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Bưu chính 2010, tem bưu chính không được kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền gồm:

"a) Tem bưu chính giả;
b) Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
c) Tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem."

Như vậy, nếu tem bưu chính không thuộc những loại tem bưu chính theo quy định trên thì khi nhập khẩu cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu và xin phép cơ quan có thẩm quyền (Danh mục V Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,889 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào