Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không? Tàu đánh bắt thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào?

Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không? Điều kiện tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam là gì? Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào?

Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào?

Việc thu giấy phép khai thác thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:

Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
5. Thu hồi giấy phép khai thác thủy sản:
a) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
b) Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Viện dẫn tới quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:

Giấy phép khai thác thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
...
5. Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá đã xóa đăng ký;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...

Theo đó, tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi:

- Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.

- Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp tại khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.

Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không? Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào?

Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không? Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản khi nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam là gì?

Điều kiện tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được quy định tại Điều 53 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cho phép hoặc được tổ chức quản lý nghề cá khu vực cấp hạn ngạch cho Việt Nam;
b) Tàu cá có đủ điều kiện hoạt động; đã được đăng ký, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 06 tháng; có đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá; thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp;
c) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp; thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có bảo hiểm, hộ chiếu; trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;
d) Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Định nghĩa tàu cá được quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
....

Theo đó, tàu cá thuộc phương tiện tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Như vậy, điều kiện tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam như sau:

- Được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

- Phương tiện đánh bắt nguồn lợi thủy sản đủ điều kiện hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản theo quy định pháp luật;

- Thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải đáp ứng các quy định pháp luật và không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo không?

Việc kiêm thêm nghề phụ đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được quy định tại Điều 45a Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:

Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
...
6. Tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được kiêm 01 nghề phụ, không được phép kiêm nghề lưới kéo, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản không được hoạt động kiêm nghề.

Theo đó, tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản được kiêm 01 nghề phụ, không được phép kiêm nghề lưới kéo, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản không được hoạt động kiêm nghề.

Như vậy, tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản không thể kiêm thêm nghề phụ lưới kéo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

658 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào