Tàu chở hàng có chiều dài 24m thì tàu chở hàng phải có các phương tiện cứu sinh gì? Tàu chở hàng 24m dưới 1000 GT thì có cần trang bị hệ thống lọc dầu không?
Tàu chở hàng có chiều dài 24m thì tàu chở hàng phải có các phương tiện cứu sinh gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển việt Nam hoạt động tuyến nội địa ban hành kèm theo Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT, có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa (sau đây gọi chung là trang thiết bị).
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác tàu biển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu biển có chiều dài từ 20 m trở lên;
…
Theo đó tại Điều 4 Quyết định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa ban hành kèm theo Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT, có quy định về yêu cầu phương tiện cứu sinh đối với tàu chở hàng như sau:
Yêu cầu phương tiện cứu sinh đối với tàu hàng
Tàu hàng phải có các phương tiện cứu sinh sau đây:
1. Phương tiện cứu sinh cho tàu hàng có chiều dài nhỏ hơn 85m, trừ tàu dầu, tàu chở xô hóa chất và tàu chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
a) Tàu dưới 500 GT phải bố trí dụng cụ nổi ở mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu;
b) Tàu từ 500 GT đến dưới 1600 GT phải bố trí phao bè mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu;
c) Tàu từ 1600 GT trở lên, ngoài các quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, phải trang bị thêm ít nhất một xuồng cấp cứu ở trên tàu.
2. Phương tiện cứu sinh cho tàu hàng có chiều dài từ 85m trở lên, trừ tàu dầu, tàu chở xô hóa chất và tàu chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
a) Một hoặc nhiều xuồng cứu sinh (có thể là xuồng hở) bố trí ở mỗi mạn tàu đủ để chở tổng số người trên tàu, trong đó phải có ít nhất một xuồng cứu sinh thỏa mãn yêu cầu của xuồng cấp cứu ơ trên tàu;
b) Một hoặc nhiều bè cứu sinh bố trí ở mỗi mạn tàu đủ để chở được tổng số người trên tàu. Nếu bè cứu sinh được bố trí tại boong hở và dễ dàng di chuyển sang mạn tàu bất kỳ, thì số bè cứu sinh được bố trí trên tàu phải đủ để chở tổng số người trên tàu.
3. Số lượng phao tròn và các quy định đối với phao tròn phải thỏa mãn quy định tại mục 2.4.2-1 và mục 2.2.2-1 Chương 2 – TCVN 6278:2003 – Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.
4. Ngoài số lượng phao áo cứu sinh quy định cho mỗi người trên tàu, còn phải trang bị thêm phao áo cứu sinh cho những người trực ca và được cất giữ tại buồng lái, trong buồng điều khiển máy hoặc các trạm có người trực khác.
5. Một thiết bị phóng dây tối thiểu có hai đầu phóng.
6. Không yêu cầu trang bị quần áo bơi và dụng cụ chống mất nhiệt.
Như vậy, theo quy định trên thì tàu chở hàng có chiều dài 24m thì tàu chở hàng phải có các phương tiện cứu sinh như các quy định trên.
Tàu chở hàng có chiều dài 24m (Hình từ Internet)
Đầu phun chữa cháy của tàu chở hàng có chiều dài 24m được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quyết định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa ban hành kèm theo Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT, có quy định về đầu phun vòi rồng và họng chữa cháy như sau:
Đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy
Đầu phun, vòi rồng và họng chữa cháy trên tàu phải bố trí theo quy định sau đây:
1. Đầu phun chữa cháy
a) Đầu phun tiêu chuẩn là loại có đường kính 12mm, 16mm, 19mm hoặc gần với đường kính nêu trên. Nếu thấy cần thiết, có thể sử dụng đầu phun có đường kính lớn hơn.
b) Đối với buồng sinh hoạt, buồng phục vụ phải sử dụng đầu phun có đường kính 12mm.
c) Đối với buồng máy sử dụng đầu phun phải có hai tác dụng phun sương và phun tia.
2. Vòi rồng chữa cháy
a) Vòi rồng chữa cháy phải có chiều dai từ 10m đến 15m cho buồng máy và từ 10m đến 20m cho các buồng khác và boong hở.
b) Tàu phải được trang bị vòi rồng chữa cháy theo quy định tại mục 10.2.3 – TCVN 6259-5:2003 – Quy phạm phòng, phát hiện chữa cháy, nhưng không yêu cầu trang bị vòi rồng chữa cháy dự trữ.
3. Họng chữa cháy
a) Số lượng và vị trí các họng chữa cháy phải đảm bảo có ít nhất một tia nước xuất phát từ họng chữa cháy nối với một vòi rồng có thể đến được mọi phần của tàu.
b) Họng chữa cháy phải bố trí gần lối ra vào của các khoang mà họng chữa cháy đó có nhiệm vụ bảo vệ.
Như vậy, theo quy định trên thì đầu phun chữa cháy của tàu chở hàng có chiều dài 24m được quy định như sau:
- Đầu phun tiêu chuẩn là loại có đường kính 12mm, 16mm, 19mm hoặc gần với đường kính nêu trên. Nếu thấy cần thiết, có thể sử dụng đầu phun có đường kính lớn hơn.
- Đối với buồng sinh hoạt, buồng phục vụ phải sử dụng đầu phun có đường kính 12mm.
- Đối với buồng máy sử dụng đầu phun phải có hai tác dụng phun sương và phun tia.
Tàu chở hàng 24m dưới 1000 GT thì có cần trang bị hệ thống lọc dầu không?
Căn cứ tại Điều 20 Quyết định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa ban hành kèm theo Quyết định 59/2005/QĐ-BGTVT, có quy định về trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm do dầu từ buồng máy như sau:
Trang thiết bị phòng ngừa ô nhiễm do dầu từ buồng máy
Tàu phải trang bị hệ thống lọc dầu theo quy định sau đây:
1. Tàu hàng, tàu khách dưới 1000 GT, tàu dầu dưới 400 GT không yêu cầu trang bị hệ thống lọc dầu.
2. Tàu hàng, tàu khách từ 1000 GT đến dưới 10000 GT, tàu dầu từ 400 GT đến dưới 10000 GT phải trang bị hệ thống lọc dầu đảm bảo sao cho bất kỳ hỗn hợp dầu nước nào sau khi qua hệ thống lọc phải có hàm lượng dầu không quá 15 phần triệu.
3. Tàu từ 10000 GT trở lên phải trang bị hệ thống lọc dầu theo quy định tại khoản 2 Điều này và thiết bị lọc dầu đó phải có báo hiệu ánh sáng và âm thanh và tự động đóng kín hàm lượng dầu trong nước thải vượt quá 15 phần triệu./.
Như vậy, theo quy định thì tàu chở hàng dưới 1000 GT thì không yêu cầu trang bị hệ thống lọc dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.