Tập sự trợ giúp pháp lý có được phép đứng ra bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại Tòa không?

Tôi dự định tập sự trợ giúp pháp lý tại một trung tâm thì thời gian tập sự trợ giúp pháp lý quy định là bao lâu? Khi làm tập sự trợ giúp viên pháp lý có được đứng ra bào chữa tại Tòa không? Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là có bao nhiêu người? Câu hỏi của chị H (Hà Nội)

Ai được tập sự trợ giúp pháp lý?

Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về người tập sự trợ giúp pháp lý như sau:

Người tập sự trợ giúp pháp lý
Viên chức đang làm việc tại Trung tâm có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được đề nghị tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm.

Như vậy, người được đề nghị tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm là viên chức đang làm việc tại Trung tâm có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của pháp luật.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là bao lâu theo quy định pháp luật?

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là bao lâu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là bao lâu theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định thời gian tập sự trợ giúp pháp lý như sau:

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý
1. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là thời gian tập sự) được tính từ ngày ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Người đủ điều kiện được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng; người đủ điều kiện được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.
Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.

Theo quy định trên, thời gian tập sự trợ giúp pháp lý từ 04 tháng đến 06 tháng. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.

Ngoài ra, người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý là người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định pháp luật.

Tập sự trợ giúp pháp lý có được phép đứng ra bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại Tòa không?

Căn cứ khoản 2, Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định tập sự trợ giúp pháp lý như sau:

Tập sự trợ giúp pháp lý
....
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
....

Như vậy, khi tập sự trợ giúp pháp lý thì chỉ được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đứng ra bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa.

Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý có bao nhiêu người?

Theo Điều 30 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định hội đồng kiểm tra như sau:

Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Hội đồng kiểm tra có từ 07 đến 09 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là Lãnh đạo Cục Trợ giúp pháp lý; các thành viên là đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam, một số luật sư và trợ giúp viên pháp lý có uy tín.
3. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi viết và Ban phúc tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thành lập (sau đây gọi là các Ban của Hội đồng kiểm tra).

Do đó, theo quy định trên hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý sẽ có từ 07 đến 09 thành viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
468 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào