Tập kết phương tiện chuyên ngành hàng không khi không hoạt động như thế nào? Phương tiện này hoạt động tại khu bay có sự cố thì xử lý ban đầu ra sao?
Tập kết phương tiện chuyên ngành hàng không khi không hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Tập kết phương tiện, thiết bị khi không hoạt động
1. Phương tiện, thiết bị không hoạt động phải được đỗ đúng vị trí tập kết quy định trên sân đỗ tàu bay đã được sơn kẻ tín hiệu hoặc khu vực sân tập kết phương tiện, thiết bị.
2. Khi đỗ tại vị trí tập kết, phương tiện phải được kéo phanh tay, chèn bánh hoặc hạ chân chống.
3. Phương tiện, thiết bị phải sắp xếp có trật tự, đảm bảo dễ dàng thoát ly và không gây cản trở cho các phương tiện, trang thiết bị khác.
4. Trong trường hợp có gió lớn, các phương tiện, thiết bị khi không hoạt động phải được chằng néo, cố định chắc chắn để không bị cuốn ra khỏi khu vực tập kết.
Theo đó, tập kết phương tiện khi không hoạt động sẽ thực hiện như sau:
- Phương tiện, thiết bị không hoạt động phải được đỗ đúng vị trí tập kết quy định trên sân đỗ tàu bay đã được sơn kẻ tín hiệu hoặc khu vực sân tập kết phương tiện, thiết bị.
- Khi đỗ tại vị trí tập kết, phương tiện phải được kéo phanh tay, chèn bánh hoặc hạ chân chống.
- Phương tiện, thiết bị phải sắp xếp có trật tự, đảm bảo dễ dàng thoát ly và không gây cản trở cho các phương tiện, trang thiết bị khác.
- Trong trường hợp có gió lớn, các phương tiện, thiết bị khi không hoạt động phải được chằng néo, cố định chắc chắn để không bị cuốn ra khỏi khu vực tập kết.
Ngành hàng không (Hình từ Internet)
Phương tiện chuyên ngành hàng không hoạt động tại khu bay khi có sự cố thì xử lý ban đầu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Xử lý ban đầu đối với các sự cố, vụ việc liên quan đến người và phương tiện hoạt động tại khu bay
1. Phương tiện, thiết bị khi hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay gặp sự cố hoặc hư hỏng, người điều khiển phương tiện, thiết bị phải thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay.
2. Đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay phải tổ chức di dời phương tiện, thiết bị gặp sự cố về kỹ thuật hoặc hư hỏng đến khu vực an toàn theo yêu cầu của người khai thác cảng hàng không, sân bay; không được phép sửa chữa phương tiện, thiết bị trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.
3. Trường hợp đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị không có khả năng di dời hoặc triển khai chậm phương án di dời phương tiện, thiết bị, làm ảnh hưởng đến hoạt động bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức di dời phương tiện, thiết bị đang gặp sự cố hoặc hư hỏng. Đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị có trách nhiệm hiệp đồng, thỏa thuận với người khai thác cảng hàng không, sân bay để tổ chức di dời phương tiện, thiết bị đang gặp sự cố hoặc hư hỏng.
4. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc cháy nổ phải:
a) Nhanh chóng dập tắt đám cháy bằng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy tại chỗ, đồng thời tìm mọi biện pháp để cách ly đám cháy với tàu bay và các phương tiện khác;
b) Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay để điều hành hoạt động của tàu bay, đồng thời thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý tình huống.
5. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc va chạm phải:
a) Giữ nguyên hiện trường đến khi cơ quan chức năng có mặt;
b) Thông báo cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không và các cơ quan chức năng để xử lý.
6. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc tràn nhiên liệu phải:
a) Lau sạch ngay nhiên liệu bị tràn hoặc bị đổ ra ngoài;
b) Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý trong trường hợp nhiên liệu bị tràn diện tích lan rộng hơn 04 m2.
7. Đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp thông báo cho người và phương tiện không được di chuyển qua khu vực nhiên liệu tràn; yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần khu vực nhiên liệu tràn phải di chuyển ra xa hoặc tắt động cơ.
Như vậy, phương tiện chuyên ngành hàng không hoạt động tại khu bay có sự cố thì xử lý ban đầu sẽ thực hiện theo quy định trên của pháp luật.
Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố tràn nhiên liệu thì cần phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 44 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Xử lý ban đầu đối với các sự cố, vụ việc liên quan đến người và phương tiện hoạt động tại khu bay
...
6. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc tràn nhiên liệu phải:
a) Lau sạch ngay nhiên liệu bị tràn hoặc bị đổ ra ngoài;
b) Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý trong trường hợp nhiên liệu bị tràn diện tích lan rộng hơn 04 m2.
7. Đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp thông báo cho người và phương tiện không được di chuyển qua khu vực nhiên liệu tràn; yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần khu vực nhiên liệu tràn phải di chuyển ra xa hoặc tắt động cơ.
Theo đó, người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố tràn nhiên liệu thì cần phải lau sạch ngay nhiên liệu bị tràn hoặc bị đổ ra ngoài;
Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý trong trường hợp nhiên liệu bị tràn diện tích lan rộng hơn 04 m2.
Đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp thông báo cho người và phương tiện không được di chuyển qua khu vực nhiên liệu tràn;
Yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần khu vực nhiên liệu tràn phải di chuyển ra xa hoặc tắt động cơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.