Tàng trữ trái phép 0,2g Heroine và 0,3g Methamphetamine, bị bắt quả tang thì áp dụng điểm c hay điểm i khoản 1 Điều 249 để truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tàng trữ trái phép 0,2 gam Heroine và 0,3 gam Methamphetamine, bị bắt quả tang thì áp dụng điểm c hay điểm i khoản 1 Điều 249 để truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tàng trữ trái phép chất ma túy sau đó ra tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp nào?
Tàng trữ trái phép 0,2 gam Heroine và 0,3 gam Methamphetamine, bị bắt quả tang thì áp dụng điểm c hay điểm i khoản 1 Điều 249 để truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
...
Căn cứ quy định tại quy định trên thì Heroine, Methamphetamine là các chất ma túy được quy định trong cùng một điểm tại các khoản của Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, vì vậy sẽ áp dụng quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2018/NĐ-CP như sau:
Việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015
Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 248; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 249; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 250; hoặc trong cùng một điểm của khoản 2, 3, 4 Điều 251; hoặc trong cùng một điểm của khoản 1, 2, 3, 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, thì cộng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy lại với nhau và đối chiếu với quy định về khối lượng hoặc thể tích của nhóm chất ma túy đó trong các khoản của điều luật được áp dụng để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật được áp dụng.
Để tính tổng khối lượng của Heroine, Methamphetamine cụ thể:
Đầu tiên, cộng khối lượng của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng khối lượng của 02 chất ma túy (Heroine, Methamphetamine) là: 0,2 gam + 0,3 gam = 0,5 gam (không phẩy năm gam).
Tiếp đến, đối chiếu tổng khối lượng của 02 chất ma túy với quy định tại điểm, khoản, Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015. Tổng khối lượng của 02 chất ma túy Heroine, Methamphetamine là 0,5 gam tương đương với khối lượng chất ma túy được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình 2015 (từ 0,1 gam đến dưới 05 gam).
Tuy nhiên, trong trường hợp này, có 02 chất ma túy nên thuộc trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này."
Như vậy, trong trường hợp này A tàng trữ trái phép các chất ma túy như đã phân tích ở trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự.
Tàng trữ trái phép chất ma túy (Hình từ Internet)
Tàng trữ trái phép chất ma túy sau đó ra tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Tàng trữ trái phép chất ma túy sau đó ra tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Theo đó, tàng trữ trái phép chất ma túy sau đó ra tự thú thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp nào?
Phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.