Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ là bao lâu?
- Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ là bao lâu?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu gồm những thông tin gì?
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm một lần xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hay nói cách khác, tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội là 05 năm một lần;
Ngoài ra, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hằng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó, nội dung báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm:
- Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu;
- Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính;
- Nỗ lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tình hình thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu;
- Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường;
- Kiến nghị giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tần suất Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trình Chính phủ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn như thế nào?
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn được quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường 2020; cụ thể như sau:
- Là đầu mối tổ chức thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Báo cáo minh bạch 02 năm một lần và các báo cáo quốc gia khác về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động và quản lý nguồn lực để thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định, những cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Tham gia triển khai thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu gồm những thông tin gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.