Tạm nhập khẩu hàng đã xuất khẩu bị trả lại để sửa chữa, tái chế? Pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Kính gửi quý cơ quan, hiện tại công ty chúng tôi đang có một thắc mắc như sau: Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư 100% nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông thuộc chương: 85.17, 85.34 và xuất ra nước ngoài (loại hình E42). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phía đối tác phát hiện một số sản phẩm bị lỗi cần phải sửa chữa, tái chế trong thời hạn bảo hành. Theo tôi được biết thì các sản phẩm thuộc chương 85.17, 85.34 đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo thông tư 11/2018/TT-BTTTT. Vậy mong quý cơ quan giải đáp giúp chúng tôi: Trường hợp của doanh nghiệp chúng tôi có được phép nhập khẩu sản phẩm, thiết bị thuộc chương 85.17, 85.34 hàng đã qua sử dụng nói trên theo loại hình A31 để sửa chữa, sau đó tái xuất B13 không? Chúng tôi có cần giấy phép nhập khẩu của Bộ TTTT không? Khi hết thời hạn tạm nhập (275 ngày) chúng tôi chưa sửa chữa xong và muốn gia hạn thêm thời gian sửa chữa cho lô hàng tái nhập A31 có được không? Mong quý cơ quan giải đáp và trích văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan!

Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại để sửa chữa, tái chế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định như sau:

- Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

- Quyết định này không áp dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Quá cảnh; trung chuyển hàng hóa;

+ Kinh doanh chuyển khẩu;

+ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất;

+ Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác quy định tại Điều 15 và tạm xuất, tái nhập quy định tại Điều 17 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư);

+ Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với thương nhân nước ngoài;

+ Mua bán giữa các doanh nghiệp trong khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; doanh nghiệp trong khu chế xuất bán tài sản thanh lý vào nội địa;

+ Nhận chuyển giao từ đối tác nước ngoài sau khi hết hạn hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mua tài chính; thay đổi mục đích sử dụng chuyển tiêu thụ nội địa sau khi hết hạn tạm nhập để thi công công trình hoặc tạm nhập theo hình thức thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; chuyển giao giữa các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;

+ Phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được; phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo yêu cầu của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

+ Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) do các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

+ Máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã có văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.

Nhập khẩu

Nhập khẩu

Có được tạm nhập khẩu hàng hóa để tái chế, sửa chữa không?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:

"2. Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất."

Do đó, việc tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài là vẫn được.

Hàng hóa đã xuất khẩu muốn tái nhập khẩu bao gồm thủ tục gì?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:

- Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

+ Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

+ Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

+ Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

- Hồ sơ hải quan:

+ Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

+ Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

- Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).

- Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

- Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.

- Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:

+ Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;

+ Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

- Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.

Trên đây là các thủ tục, bạn có thể tham các thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

45,018 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào