Tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp thì có được lái xe không? Nếu đi ôtô bị phạt tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp thì khi tham gia giao thông bằng xe máy thực hiện như thế nào?
Tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp thì có được lái xe không?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định sử dụng và quản lý giấy phép lái xe như sau như sau:
Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe, thì đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
...
Đối chiếu quy định trên, cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp Giấy phép lái xe thì đăng ký vào Đơn đề nghị, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe. Hiện nay, nhiều người đã gộp chung Giấy phép lái xe mô tô và ô tô.
Trong trường hợp điều khiển một trong hai loại phương tiện và vi phạm hành chính mà bị tước Giấy phép lái xe thì vẫn có thể điều khiển loại phương tiện còn lại theo Giấy phép.
Giấy phép lái xe (Hình từ Internet)
Nếu đi ôtô bị phạt tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp thì khi tham gia giao thông bằng xe máy thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định khi lập biên bản vi phạm hành chính Cảnh sát giao thông sẽ ghi rõ:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Cảnh sát giao thông sẽ ghi rõ vào biên bản loại giấy phép lái xe bị tạm giữ, có phải là loại giấy phép lái xe tích hợp hay không.
Người vi phạm sau đó vẫn có thể điều khiển loại phương tiện lại trong giấy phép lái xe đã bị tạm giữ và phải mang theo biên bản xử phạt vi phạm hành chính để xuất trình trong trường có yêu cầu kiểm tra.
Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe được không?
Theo khoản 3 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
...
3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
4. Người có giấy phép lái xe chỉ được lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
Theo đó, người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.