Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?

Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất chuẩn Thông tư 73/2024/TT-BCA? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào?

Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?

Mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất là Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 73/2024/TT-BCA, cụ thể như sau:

Tải về Mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?

Tải về mẫu phiếu gửi thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.

- Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng.

Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

- Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện

+ Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+ Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm.

Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục bao gồm những gì?

Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

+ Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;

+ Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

+ An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;

+ Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;

+ Nơi vui chơi an toàn;

+ Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.

- Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:

+ Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;

+ Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;

+ Đi qua đường bộ an toàn;

+ Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;

+ Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;

+ Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;

+ Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

- Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:

+ Quy tắc giao thông đường bộ;

+ Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;

+ Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;

+ An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;

+ Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;

+ Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.

- Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

+ Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;

+ Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;

+ Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

18 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào