Tải về Mẫu bảng kê các công ty con, công ty thành viên kèm Mẫu bảng kê địa điểm kinh doanh, kho hàng mới nhất?
Tải về Mẫu bảng kê các công ty con, công ty thành viên kèm Mẫu bảng kê địa điểm kinh doanh, kho hàng mới nhất?
- Mẫu bảng kê các công ty con, công ty thành viên là mẫu BK01-ĐK-TCT được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu bảng kê các công ty con, công ty thành viên
- Mẫu bảng kê địa điểm kinh doanh, kho hàng là Mẫu BK03-ĐK-TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu bảng kê địa điểm kinh doanh, kho hàng
Tải về Mẫu bảng kê các công ty con, công ty thành viên kèm Mẫu bảng kê địa điểm kinh doanh, kho hàng mới nhất? (Hình từ Internet)
Tên của địa điểm kinh doanh phải đảm bảo những quy chuẩn nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên của địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Như vậy, tên của địa điểm kinh doanh phải bảo đảm:
- Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Công ty mẹ và công ty con có thể hợp nhất với nhau không?
Căn cứ khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hợp nhất công ty như sau:
Hợp nhất công ty
1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
3. Công ty bị hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty.
4. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
...
Theo đó, hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Như vậy pháp luật doanh nghiệp hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm việc hợp nhất giữa công ty mẹ và công ty con. Chính vì vậy công ty mẹ và công ty con được phép hợp nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.