Tải về danh sách bảo hiểm xã hội địa bàn triển khai cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân từ 1/9?
Có thể nhận tiền chi trả lương hưu thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng?
Hình thức nhận chi trả lương hưu được quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
...
Theo đó, người lao động có thể nhận tiền chi trả lương hưu thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
Tải về danh sách bảo hiểm xã hội địa bàn triển khai cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân từ 1/9? (Hình từ Internet)
Tải về danh sách bảo hiểm xã hội địa bàn triển khai cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân từ 1/9/2024?
Danh sách BHXH địa bàn triển khai cơ quan BHXH chuyển tiền chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân từ 1/9/2024 được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 2534/BHXH-TCKT năm 2024 quy định cụ thể như sau:
STT | Tỉnh/Thành phố | Ghi chú |
1 | Hà Nội | |
2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | |
3 | Bắc Giang | |
4 | Bắc Ninh | |
5 | Cà Mau | |
6 | Đồng Tháp | |
7 | Gia Lai | |
8 | Hải Phòng | |
9 | Hưng Yên | |
10 | Khánh Hòa | |
... | .... | ... |
Tải về Xem chi tiết danh sách BHXH địa bàn triển khai cơ quan BHXH chuyển tiền chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân từ 1/9
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động là gì?
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động được quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi tại điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;
+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;
+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Cơ yếu 2011, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định khác;
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;
+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 thì được hưởng lương hưu.
- Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.