Tải về bản word mẫu thư mời tham gia sự kiện hay, ý nghĩa? Hướng dẫn cách viết mẫu thư mời tham gia sự kiện chuẩn?
Tải về bản word mẫu thư mời tham gia sự kiện hay, ý nghĩa? Hướng dẫn cách viết mẫu thư mời tham gia sự kiện chuẩn?
Thư mời tham gia sự kiện là một văn bản hoặc thông báo chính thức gửi đến các cá nhân hoặc tổ chức, mời họ tham dự một sự kiện cụ thể.
Thư mời thường bao gồm các thông tin quan trọng như tên sự kiện, ngày giờ và địa điểm tổ chức, mục đích của sự kiện, tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, chương trình hoặc nội dung chính, đơn vị tổ chức hoặc chủ trì, yêu cầu về trang phục (nếu có) và thông tin liên hệ để xác nhận tham dự hoặc từ chối.
Thư mời có thể được gửi dưới nhiều hình thức như thư giấy, email, thiệp mời, hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến, với mục đích chính là thông báo về sự kiện và khuyến khích người nhận tham gia.
>> Tải về Tham khảo Mẫu thư mời tham gia sự kiện hay, ý nghĩa
Hướng dẫn cách viết mẫu thư mời tham gia sự kiện:
Khi soạn thảo thư mời tham gia một sự kiện, người viết cần xác định rõ đối tượng tham dự để có cách diễn đạt phù hợp và trang trọng. Nội dung thư mời cần ngắn gọn, khách quan và tập trung vào trọng tâm, tránh dài dòng. Các điểm quan trọng cần lưu ý bao gồm:
- Thông tin người được mời: Nêu đầy đủ và chính xác tên, chức vụ của cá nhân hoặc tên tổ chức được mời. Ví dụ: "Ông Nguyễn Văn A, Giám đốc Kỹ thuật".
- Tóm tắt nội dung: Trình bày ngắn gọn trong 2-3 dòng, đủ để người đọc nắm được ý chính của sự kiện mà không gây khó hiểu.
- Thời gian và địa điểm: Cung cấp thông tin cụ thể về thời gian, ngày tháng và địa điểm diễn ra. Thông thường, thư mời nên được gửi trước ít nhất một tuần để người nhận có thể sắp xếp lịch trình tham dự.
Thư mời chuyên nghiệp và tôn trọng người nhận sẽ giúp khả năng người được mời tham dự sự kiện.
Tải về bản word mẫu thư mời tham gia sự kiện hay, ý nghĩa? Hướng dẫn cách viết mẫu thư mời tham gia sự kiện chuẩn? (Hình từ Internet)
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có được tham gia sự kiện nhân danh công ty không?
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Theo đó, Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tham gia sự kiện nhân danh công ty khi điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động quy định.
Trường hợp, điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động không quy định thì Giám đốc, Tổng giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tham gia sự kiện với tư cách cá nhân.
Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn bao gồm những gì?
Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn được quy định tại Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.