Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy?

Em ơi cho chị hỏi: Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy? Nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì thời gian thực hiện nhiệm vụ quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Mỹ Linh đến từ Đà Nẵng.

Tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng bao nhiêu giờ chuẩn giảng dạy?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn giảng dạy
1. Giảng dạy
a) Một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) cho tối đa 40 sinh viên được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy; một tiết giảng lý thuyết kết hợp làm mẫu ở thao trường, bãi tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh, một tiết giảng môn học giáo dục thể chất được tính bằng 1,0 giờ chuẩn giảng dạy. Đối với lớp học có trên 40 sinh viên, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy trực tuyến) có thể nhân hệ số quy đổi nhưng không quá 1,5. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy định cụ thể việc quy đổi hoạt động giảng dạy ra giờ chuẩn giảng dạy tại khoản này.
b) Một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn giảng dạy.
...

Theo đó, tại trường cao đẳng sư phạm thì một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn giảng dạy.

Trường cao đẳng sư phạm

Trường cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao thì thời gian thực hiện nhiệm vụ quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy đổi các hoạt động chuyên môn ra giờ chuẩn giảng dạy
...
2. Các hoạt động chuyên môn khác
a) Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy định việc quy đổi thời gian thực hiện các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn giảng dạy cho phù hợp;
b) Đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy; tuy nhiên, các nhiệm vụ này được xem xét tính vào tổng định mức giờ chuẩn giảng dạy để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.

Theo đó, đối với các nhiệm vụ đã có kinh phí hỗ trợ thù lao từ các nguồn kinh phí khác thì không thực hiện quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ ra giờ chuẩn giảng dạy.

Tuy nhiên, các nhiệm vụ này được xem xét tính vào tổng định mức giờ chuẩn giảng dạy để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong năm đối với giảng viên không vượt định mức lao động.

Ai có thẩm quyền quyết định chế độ chi trả các chính sách cho giảng viên trường cao đẳng sư phạm vượt định mức lao động?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chế độ làm việc vượt định mức lao động
1. Trong một năm học, giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt định mức theo quy định của pháp luật. Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị để quyết định chế độ chi trả các chính sách phù hợp.
2. Thời gian làm việc vượt định mức của giảng viên hằng năm không được vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm là người có thẩm quyền quyết định chế độ chi trả các chính sách cho giảng viên vượt định mức lao động.

Chính sách này được căn cứ dựa trên các quy định hiện hành của nhà nước và điều kiện thực tế của đơn vị.

Giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính định mức giờ chuẩn giảng dạy thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 36/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Theo đó, giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,044 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào