Tải trọn bộ 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm Quy tắc ứng xử có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề?
Tải trọn bộ 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề?
Theo Điều 26 Luật Kiến trúc 2019 có quy định việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có bao gồm phần thi kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
Dẫn chiếu đến Điều 22 Luật Kiến trúc 2019 quy định nội dung cơ bản của Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề như sau:
Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề
1. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề phải phù hợp với quy định của pháp luật và có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Nguyên tắc hành nghề;
b) Cạnh tranh trong hành nghề;
c) Bảo đảm quyền bình đẳng giới;
d) Quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Ứng xử nghề nghiệp đối với đồng nghiệp và khách hàng.
2. Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
Theo đó, Hội KTS Việt Nam đã ban hành “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề”, gồm 21 quy tắc, trong đó:
Chương I: Những quy tắc chung (gồm 2 quy tắc)
Chương II: Trách nhiệm của Kiến trúc sư hành nghề đối với xã hội (gồm 5 quy tắc)
Chương III: Trách nhiệm của Kiến trúc sư hành nghề đối với chủ đầu tư (gồm 5 quy tắc)
Chương IV: Trách nhiệm của Kiến trúc sư hành nghề đối với đồng nghiệp (gồm 4 quy tắc)
Chương V: Trách nhiệm của Kiến trúc sư hành nghề đối với chính bản thân (gồm 5 quy tắc)
Tải về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề
Tải trọn bộ 21 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm Quy tắc ứng xử có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề? (hình từ internet)
Vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề có bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư không?
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định tại Điều 30 Luật Kiến trúc 2019 như sau:
Thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;
b) Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
d) Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề kiến trúc bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin cá nhân được ghi trong chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
3. Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Theo đó, chỉ những trường hợp vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề thì mới bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có những quyền và nghĩa vụ nào?
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định tại Điều 32 Luật Kiến trúc 2019, cụ thể:
(i) Kiến trúc sư có Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
(2) Kiến trúc sư có Chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
- Phát triển nghề nghiệp liên tục;
- Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
- Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.