Tài trợ khủng bố là gì? Người phạm tội tài trợ khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Tài trợ khủng bố là gì?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận thông tin liên quan đến tài trợ khủng bố không?
- Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng chống tài trợ khủng bố là gì?
- Người phạm tội tài trợ khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Tài trợ khủng bố là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 về tài trợ khủng bố như sau:
Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Theo đó, tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
Tài trợ khủng bố là gì? Người phạm tội tài trợ khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận thông tin liên quan đến tài trợ khủng bố không?
Căn cứ Điều 45 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Theo quy định trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận thông tin tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính.
Và khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng chống tài trợ khủng bố là gì?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân như sau:
Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội tài trợ khủng bố.
Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.
Người phạm tội tài trợ khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Căn cứ Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi Khoản 102 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tài trợ khủng bố như sau:
Tội tài trợ khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người phạm tội tài trợ khủng bố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nếu người phạm tội tài trợ khủng bố là pháp nhân thương mại thì tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà pháp nhân này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại khoản 4 Điều 300 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.