Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải như thế nào? Nhà nước có khuyến khích khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tái sử dụng chất thải không?
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải như thế nào?
- Nhà nước có khuyến khích khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tái sử dụng chất thải không?
- Nhà nước có khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng không?
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải như thế nào?
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sử dụng sau khi đã sơ chế.
Sơ chế chất thải là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
Tái sử dụng chất thải (Hình từ Internet)
Nhà nước có khuyến khích khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tái sử dụng chất thải không?
Nhà nước có khuyến khích khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tái sử dụng chất thải không, thì theo Điều 47 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1. Các phân khu chức năng trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được quy hoạch bảo đảm các điều kiện sau: giảm thiểu ảnh hưởng của các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác; thuận lợi cho công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế chất thải, tiết kiệm năng lượng và cộng sinh công nghiệp.
2. Các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các cơ sở khác và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
3. Khuyến khích việc tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn.
4. Khuyến khích thành lập mới hoặc chuyển đổi các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo mô hình khu công nghiệp sinh thái.
Như vậy, nhà nước có khuyến khích khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn.
Nhà nước có khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng không?
Nhà nước có khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng không thì theo khoản 3 Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
1. Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Việc quy hoạch khu đô thị, khu dân cư tập trung phải hướng tới phát triển khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo đảm tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt nước, cảnh quan theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng.
4. Khi cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng phải bảo đảm các công trình, hạng mục công trình, thiết bị xử lý chất thải, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
...
Như vậy, nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và vật liệu thân thiện môi trường trong xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.