Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 ngày 13 cần lưu ý điều gì? Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm?

Tại sao thứ 6 ngày 13 la ngày xui xẻo? Thứ 6 ngày 13 không nên làm gì? Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm? Thứ 6 ngày 13 có phải là ngày lễ lớn không? Hoạt động có nội dung mê tín dị đoan có bị nghiêm cấm không?

Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 ngày 13 cần lưu ý điều gì? Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm?

>>> Xem thêm: Thứ 6 ngày 13 xuất phát từ đâu? Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13?

Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo?

Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày xui xẻo, kém may mắn vì luôn có những sự việc đáng tiếc diễn ra một cách trùng hợp trong ngày này.

Có nhiều nơi họ còn tránh cả việc đặt số nhà 13, số tầng 13 được đổi thành 12A, 12B,… Bệnh viện sẽ không để biển số 13 trước cửa hoặc các sân bay cũng không có số cửa 13.

Số 13 thường được liên kết với bữa tiệc ly của Chúa Jesus, nơi Judas - người thứ 13 - đã phản bội Chúa. Thêm vào đó, Chúa Jesus bị đóng đinh vào thứ 6.

Trong thần thoại Bắc Âu, việc 12 vị thần bị Loki - vị thần thứ 13 - phá hoại đã góp phần tạo nên quan niệm về con số 13 mang điềm xui.

Theo một số quan niệm, ngày thứ 6 ngày 13 được coi là ngày đen đủi, xui xẻo trong một số nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ này chủ yếu là do mê tín và không có cơ sở khoa học. Một số lời khuyên để tránh lo lắng và giữ bình tĩnh trong ngày này:

- Hãy coi đó như một ngày bình thường. Không nên quá lo sợ hay nghi ngờ những điều xấu sẽ xảy ra.

- Tiếp tục các hoạt động hàng ngày của bạn một cách bình thường và tự tin.

- Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các công việc quan trọng

- Giữ tâm trạng tích cực

- Tránh những suy nghĩ tiêu cực

Lưu ý: Các thông tin về thứ 6 ngày 13 chưa có cơ sở khoa học chứng minh, đây chỉ là mê tín không có cơ sở khoa học. Ngày thứ 6 ngày 13 thực chất không hề nguy hiểm hơn bất kỳ ngày nào khác.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 ngày 13 cần lưu ý điều gì? Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm?

Tại sao thứ 6 ngày 13 là ngày xui xẻo? Thứ 6 ngày 13 cần lưu ý điều gì? Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm? (hình từ internet)

Thứ 6 ngày 13 có được nghỉ làm?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy có thể thấy, thứ 6 ngày 13 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Chính vì thế, vào thứ 6 ngày 13, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.

Bên cạnh đó, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, thứ 6 ngày 13 năm 2024 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần nên người lao động không được nghỉ vào ngày này.

Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào thứ 6 ngày 13 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.

Thứ 6 ngày 13 có phải là ngày lễ lớn không?

Theo tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thứ 6 ngày 13 năm 2024 không phải là ngày lễ lớn.

Hoạt động có nội dung mê tín dị đoan có bị nghiêm cấm không?

Theo Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
...

Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
9,932 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào