Tại sao hàng mã, vàng mã lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Quy định của pháp luật về cách tính thuế đối với loại hàng hóa này

Xin chào. Tại sao hàng mã, vàng mã lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Hiện nay mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên loại hàng hóa này là rất cao. Tại sao nhà nước lại có sự "nghiêm khắc" đối với loại hàng hóa này như vậy?

Đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) quy định về các đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

- Hàng hóa:

+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

+ Rượu;

+ Bia;

+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

+ Tàu bay, du thuyền;

+ Xăng các loại;

+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

+ Bài lá;

+ Vàng mã, hàng mã.

- Dịch vụ:

+ Kinh doanh vũ trường;

+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

+ Kinh doanh đặt cược;

+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

+ Kinh doanh xổ số.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, vàng mã, hàng mã thuộc đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tại sao hàng mã, vàng mã lại phải chịu khoản thuế này?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Loại thuế này nhằm giúp nhà nước thực hiện chính sách điều tiết tiêu dùng, giảm thiểu việc tiêu dùng hoang phí vào những loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ và không quá cần thiết.

Hiện nay, hoạt động đốt vàng mã một cách không có tổ chức, đã và đang đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây ra vấn đề ô nhiễm không khí, đồng thời việc đốt quá nhiều vàng mã còn là việc làm lãng phí và không đem lại lợi ích thực tế nào. Chính vì vậy, để loại hàng hóa này được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm hơn, nhà nước đang đánh một mức thuế khá cao đối với loại hàng hóa này.

Tại sao hàng mã, vàng mã lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Quy định của pháp luật về cách tính thuế đối với loại hàng hóa này

Tại sao hàng mã, vàng mã lại phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Quy định của pháp luật về cách tính thuế đối với loại hàng hóa này (Nguồn Internet).

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với vàng mã

Tại Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định về căn cứ tính thuế như sau:

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Giá tính thuế cụ thể đối với xăng dầu được xác định như sau:

+ Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng (Khoản 3 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014);

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, trong đó:

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.

Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014, thuế suất áp dụng đối với hàng mã, vàng mã là 70%

Sau khi xác định được giá tính thuế và thuế suất . Ta áp dụng công thức sau đây để tính mức thuế mà xăng phải chịu. Cụ thể

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x 70%

Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng mã ngày càng xuất hiện tràn lan, dẫn đến việc xuất hiện các cơ sở kinh doanh kém chất lượng. Ngoài ra, việc sử dụng vàng mã được xem là lãng phí, và gây ra các vấn đề môi trường. Do đó, nhà nước đang và sẽ đánh mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với loại hàng hóa này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

13,464 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào