Tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn nào?

Cho tôi hỏi tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn nào? Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản này được lấy từ đâu? Tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ có bán cho tổ chức, cá nhân chủ trì được không? - Câu hỏi của anh Minh Kha (Hà Nội).

Tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn nào?

Tại Điều 5 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về nguồn hình thành của tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:

Nguồn tài sản trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Nhà nước giao hoặc điều chuyển tài sản:
a) Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm sắp xếp, bố trí tài sản hiện có để thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp tài sản hiện có không đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thì báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản (nếu có) để thực hiện nhiệm vụ;
b) Thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ xem xét, quyết định theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thuê tài sản:
a) Việc thuê tài sản được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ không sắp xếp, bố trí được trong số tài sản hiện có; không có nguồn tài sản để điều chuyển hoặc có điều chuyển nhưng chỉ đáp ứng được một phần; thời gian sử dụng tài sản ngắn (dưới 50% thời gian sử dụng theo chế độ quy định đối với từng tài sản) hoặc nhu cầu sử dụng không thường xuyên; việc thuê tài sản đem lại hiệu quả cao hơn việc mua sắm tài sản;
b) Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ lập danh mục tài sản thuê và đưa vào dự toán của nhiệm vụ, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ phê duyệt và thực hiện thuê tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Sau khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt việc thuê tài sản, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ thực hiện việc thuê tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
3. Mua sắm tài sản:
a) Việc mua sắm tài sản để thực hiện nhiệm vụ được thực hiện đối với các trường hợp không áp dụng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ lập danh mục tài sản mua sắm và đưa vào dự toán của nhiệm vụ, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phê duyệt;
c) Sau khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt việc mua sắm, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện việc mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản từ ngân sách nhà nước.

Theo đó tài sản có thể hình thành từ:

- Nhà nước giao hoặc điều chuyển tài sản;

- Thuê tài sản;

- Mua sắm tài sản.

Tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn nào?

Tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ các nguồn nào? (Hình từ Internet)

Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trang bị triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lấy từ đâu?

Tại Điều 6 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:

Quản lý, sử dụng tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích; thực hiện lập, mở sổ theo dõi riêng tài sản, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản theo quy định; đăng nhập đầy đủ thông tin về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công (trừ tài sản thuộc danh mục đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân).
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp có trách nhiệm kiểm kê và thực hiện chế độ báo cáo tài sản theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Khi kết thúc nhiệm vụ, tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản trang bị quy định tại Điều 7 Nghị định này, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này xem xét, quyết định.

Theo đó tổ chức, cá nhân chủ trì sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản. Kinh phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ có bán cho tổ chức, cá nhân chủ trì được không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP thì tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể xử lý theo hình thức bán cho tổ chức và cá nhân chủ trì, cụ thể thực hiện như sau:

Hình thức xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ
...
Hình thức xử lý tài sản trang bị khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Giao tài sản cho tổ chức chủ trì:
a) Theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản cho tổ chức chủ trì là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với tổ chức chủ trì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; hoặc doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh cơ cấu vốn.
2. Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì:
a) Trường hợp tổ chức chủ trì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này không nhận ghi tăng vốn và có văn bản đề nghị mua tài sản;
b) Doanh nghiệp không có vốn nhà nước và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Theo đó, khi thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tài sản trang bị có thể bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân chủ trì, bao gồm các trường sau:

- Trường hợp tổ chức chủ trì quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 70/2018/NĐ-CP không nhận ghi tăng vốn và có văn bản đề nghị mua tài sản;

- Doanh nghiệp không có vốn nhà nước và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,020 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào