Tài sản thuê mua tài chính sau khi hết thời gian thuê có được phép chuyển thành tài sản cố định của công ty không?

Bên công ty anh có sử dụng tài sản thuê mua tài chính, anh muốn hỏi đối với tài sản được thuê mua sau khi hết thời gian thuê có được phép chuyển thành tài sản cố định của công ty luôn không? Mong được ban tư vấn giải đáp, xin cảm ơn!

Thế nào là cho thuê tài chính?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, quy định cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.

Bên cạnh đó tại Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP cũng quy định một số khái niệm như sau:

-Tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tài sản cho thuê) là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể các loại tài sản cho thuê trong từng thời kỳ.

- Bên cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là bên cho thuê) là công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.

- Bên thuê tài chính (sau đây gọi tắt là bên thuê) là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.

Tài sản thuê khi hết thời gian thuê có được phép chuyển thành tài sản cố định (TSCĐ) của công ty không?

tài sản cố định

Tài sản thuê khi hết thời gian thuê có được phép chuyển thành tài sản cố định (TSCĐ) của công ty không?

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định, tài sản cố định thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC cũng có quy định về các điều kiện để tư liệu lao động được coi là tài sản cố định:

- Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

- Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Như vậy, khi hết thời hạn thuê tài sản, công ty mua lại tài sản thuê và tài sản này đáp ứng các điều kiện như chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên thì tài sản đó sẽ được xem là tài sản cố định. 

Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình như sau:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Cho thuê tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xét duyệt cho thuê tài chính bằng phương tiện điện tử chỉ được thực hiện khi nào? Phải đảm bảo an toàn hệ thống thông tin cấp độ mấy?
Pháp luật
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiền thuê tài chính là gì? Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiền thuê tài chính được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Số tiền được xét duyệt cho thuê tài chính bằng phương tiện điện tử là bao nhiêu? Yêu cầu khi thực hiện xét duyệt cho thuê bằng phương tiện điện tử?
Pháp luật
Trách nhiệm sử dụng tài sản thuê tài chính của bên thuê tài chính được quy định như thế nào theo Thông tư 26?
Pháp luật
Thế nào là cho thuê vận hành? Công ty cho thuê tài chính muốn thực hiện hoạt động cho thuê vận hành thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Bên thuê tài chính đáp ứng khả năng tài chính như thế nào thì được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tiền thuê tài chính?
Pháp luật
Bên thuê tài chính có bắt buộc phải có phương án sử dụng tài sản thuê tài chính khả thi khi thuê mức giá trị nhỏ không?
Pháp luật
Hoạt động cho thuê tài chính là gì? Trường hợp nào chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại trong hoạt động cho thuê tài chính?
Pháp luật
Hợp đồng cho thuê tài chính có chấm dứt trước hạn khi bên thuê tài chính cung cấp thông tin sai sự thật?
Pháp luật
Trong hoạt động cho thuê tài chính, có thể đồng thời áp dụng phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
9,696 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định Cho thuê tài chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản cố định Xem toàn bộ văn bản về Cho thuê tài chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào