Tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước có phải cần được chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh hay không?
- Tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước có phải cần được chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh hay không?
- Việc chuyển giao tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước cho cơ quan tài chính cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan tài chính có thể ủy quyền xử lý tài sản tạm giữ cho cơ quan thi hành án dân sự hay không?
Tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước có phải cần được chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh hay không?
Tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước có phải cần được chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc tịch thu, sung công quỹ đối với vật chứng như sau:
Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
1. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở.
Chi phí xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan tài chính nơi nhận vật chứng, tài sản tạm giữ chi trả theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì đối với tài sản sản tạm giữ mà bản án, quyết định tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ đó cho cơ quan tài chính cùng cấp.
Đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở.
Như vậy, việc chuyển giao tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước cho cơ quan tài chính cấp tỉnh chỉ được thực hiện đối với tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành.
Việc chuyển giao tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước cho cơ quan tài chính cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc chuyển giao tài sản tạm giữ như sau:
Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
...
2. Khi chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính.
3. Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ phải có sự tham gia của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản tạm giữ, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, nếu có.
...
Như vậy, khi chuyển giao tài sản tạm giữ phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính.
Việc chuyển giao tài sản tạm giữ phải có sự tham gia của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính.
Việc giao, nhận tài sản tạm giữ được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản tạm giữ, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, nếu có.
Cơ quan tài chính có thể ủy quyền xử lý tài sản tạm giữ cho cơ quan thi hành án dân sự hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc ủy quyền xử lý tài sản tạm giữ như sau:
Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
1. Cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án, cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi có trụ sở với cơ quan thi hành án cấp quân khu hoặc nơi đang lưu giữ vật chứng, tài sản có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý vật chứng, tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
2. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo và ấn định cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận.
Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được thực hiện tại kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc tại nơi đang giữ vật chứng, tài sản tạm giữ; việc thi hành án xong tại thời điểm tiếp nhận vật chứng, tài sản.
3. Trường hợp cơ quan tài chính có thẩm quyền có văn bản ủy quyền thực hiện xử lý tài sản bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thì cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Từ quy định trên thì cơ quan tài chính có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý đối với tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước.
Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp đang tổ chức thi hành án xử lý và làm thủ tục sung quỹ nhà nước sau khi đã trừ các chi phí xử lý theo quy định của pháp luật xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.