Tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế có phải là tài sản riêng không? Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế có phải là tài sản riêng không?
Về vấn đề của chị Thục Oanh, xin được trả lời cho chị như sau:
- Chế độ tài sản của vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…
Do đó tài sản của hai dì bạn để lại cho mẹ bạn là từ nhượng quyền thừa kế nên sẽ là tài sản riêng của mẹ.
Tài sản nhận từ việc hưởng di sản thừa kế có phải là tài sản riêng không? Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?
- Thủ tục từ chối nhận di sản:
Tại Điều 620 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, nếu việc từ chối nhận di sản thừa kế của hai dì không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác, thì lập văn bản về việc từ chối di sản thừa kế và thông báo cho những người thừa kế khác, người được giao người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có địa điểm mở thừa kế.
Trên thực tế, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện cùng thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Do vậy, khi ra UBND cấp xã hoặc đến văn phòng công chứng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì hai dì sẽ trao đổi luôn văn bản từ chối này hoặc nhờ văn phòng công chứng soạn thảo và công chứng (nếu cần).
Các giấy tờ cần có khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừ kế và từ chối nhận di sản là:
- Giấy chứng tử của người mất;
- Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn hoặc các giấy tờ khác chứng minh thuộc diện thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu tài sản của người mất;
- CMND, CCCD, sổ hộ khẩu của những người thừa kế.
Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây
Giám hộ cho người bị tâm thần được quy định như thế nào?
- Giám hộ cho người bị tâm thần
Theo Điều 46 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
Như vậy, có hai trường hợp bắt buộc cần có người giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Nếu cậu của bạn rơi vào một trong hai trường hợp này thì cần có người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên được xác định theo quy định của Điều 52 và Điều 53 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
……….
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
…
Theo quy định trên trên, nếu cậu của chị chưa có vợ thì mẹ bạn là chị cả của gia đình thì đương nhiên là người giám hộ, nếu mẹ không phải là chị cả thì các anh em trong nhà làm một văn bản thỏa thuận cử mẹ bạn là người giám hộ và thực hiện đăng ký giám hộ tại UBND cấp xã nơi cậu bạn cư trú, với thủ tục được quy định tại Điều 20 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Thủ tục đăng ký giám hộ cử
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Tuy nhiên, cần lưu ý với chị là một người bị tâm thần không đương nhiên được coi là người mất năng lực hành vi dân sự mà cần kết luận giám định pháp y tâm thần và Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015.
Vậy, nếu cậu của chị chưa có quyết định của Tòa án thì cần thực hiện thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi trước, sau đó mới thực hiện đăng ký giám hộ tại UBND cấp xã theo hướng dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.