Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào?

Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào? Gây thiệt hại tài sản trong tình thế cấp thiết có được xem là xâm phạm quyền sở hữu tài sản?

Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản như sau:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Đồng thời, theo Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo đó, tài sản bao gồm:

(1) Bất động sản, bao gồm:

- Đất đai;

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

(2) Động sản bao gồm những tài sản không phải là bất động sản.

Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào?

Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Quyền sở hữu tài sản là những quyền nào? Quyền sở hữu tài sản được xác lập trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sở hữu tài sản như sau:

Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, quyền sở hữu tài sản bao gồm các quyền sau đây:

- Quyền chiếm hữu;

- Quyền sử dụng;

- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, tại Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

(1) Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

(2) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

(3) Thu hoa lợi, lợi tức.

(4) Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

(5) Được thừa kế.

(6) Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu;

Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên;

Gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

(7) Chiếm hữu, được lợi về tài sản, cụ thể như sau:

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

(8) Trường hợp khác do luật quy định.

Gây thiệt hại tài sản trong tình thế cấp thiết có được xem là xâm phạm quyền sở hữu tài sản?

Căn cứ vào Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này.

Theo đó, tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Do đó, trường hợp gây thiệt hại về tài sản trong tình thế cấp thiết thì không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,906 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào