Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ những thông tin nào? Nguyên giá tài sản này được thay đổi khi nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ những thông tin nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
1. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải có hồ sơ tài sản, được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết hao mòn thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã hết hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành.
5. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có trách nhiệm:
a) Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;
b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);
c) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;
d) Tính hao mòn đối với tài sản được giao quản lý theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ những thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thay đổi khi nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
Xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
…
4. Thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
a) Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của một tài sản hữu hình;
- Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.
b) Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện nâng cấp, sửa chữa, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của một tài sản hữu hình;
- Bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác phải hạch toán giảm nguyên giá theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải nào là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
…
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán gồm:
…
c) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
- Bến cảng, bến phao;
- Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
- Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
- Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước;
- Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;
- Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
- Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải;
- Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
- Luồng hàng hải;
- Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải (tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam);
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì những tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải sau đây là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán:
- Bến cảng, bến phao;
- Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
- Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
- Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước;
- Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển;
- Phao, tiêu và nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
- Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải;
- Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ;
- Luồng hàng hải;
- Tài sản kết cấu hạ tầng mạng viễn thông hàng hải (tài sản, vật kiến trúc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam);
- Các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.