Tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo quy định được hình thành từ những nguồn nào?
- Tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo quy định được hình thành từ những nguồn nào?
- Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được quyền quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị bao nhiêu?
- Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được quyền chủ động thanh lý những loại tài sản cố định nào?
Tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo quy định được hình thành từ những nguồn nào?
Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội như sau:
Tài sản của VIETTEL
Tài sản của VIETTEL bao gồm các tài sản tại văn phòng VIETTEL và các đơn vị phụ thuộc VIETTEL, được hình thành từ vốn nhà nước đầu tư tại VIETTEL, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do VIETTEL trực tiếp quản lý và sử dụng. Tài sản của VIETTEL bao gồm:
1. Tài sản lưu động gồm: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng; các khoản đầu tư ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tài sản ngắn hạn, dài hạn khác.
2. Tài sản cố định gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, xây dựng cơ bản dở dang.
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm: vốn VIETTEL đầu tư vào các Công ty con, Công ty liên kết của VI
Như vậy, theo quy định thì tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được hình thành từ những nguồn sau đây:
(1) Vốn nhà nước đầu tư tại Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
(2) Vốn vay;
(3) Các nguồn vốn hợp pháp khác do Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực tiếp quản lý và sử dụng.
Tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định được hình thành từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được quyền quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc cho thuê, cho mượn, thế chấp, cầm cố tài sản của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
Cho thuê, cho mượn, thế chấp, cầm cố tài sản
1. VIETTEL được quyền cho thuê, cho mượn, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của VIETTEL theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.
2. Tổng giám đốc VIETTEL quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của VIETTEL.
3. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của VIETTEL mang đi thế chấp, cầm cố để vay vốn được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Tổng giám đốc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được quyền quyết định các hợp đồng cho thuê tài sản có giá trị dưới 30% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội được quyền chủ động thanh lý những loại tài sản cố định nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính
1. VIETTEL được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư hoặc không nằm trong định hướng phát triển của VIETTEL để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Tổng giám đốc VIETTEL quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính quý gần nhất của VIETTEL.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp phải báo cáo chủ sở hữu quyết định.
Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế theo phương án phê duyệt ban đầu, VIETTEL không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới VIETTEL không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với việc nhượng bán, thanh lý những tài sản thuộc một số ngành đặc thù thì còn phải thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
b) Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
...
Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội được quyền chủ động thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.