Tài sản còn lại và tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý như thế nào?
Tài sản còn lại của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo trình tự ưu tiên như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể
1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
3. Việc xử lý tài sản thực hiện theo thứ tự ưu tiên được quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thuộc cùng một hàng ưu tiên thanh toán thì thực hiện thanh toán một phần theo tỷ lệ tương ứng với các khoản nợ phải chi trả trong hàng ưu tiên đó.
4. Chính phủ quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản.
Như vậy, tài sản còn lại của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý theo trình tự ưu tiên như sau:
- Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
- Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
- Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
Liên hiệp hợp tác xã (Hình từ Internet)
Tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản
1. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:
a) Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
c) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác (ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác) nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.
d) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
...
Như vậy, tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể được xử lý như quy định trên.
Giải thể liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản
...
2. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
a) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
b) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
c) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Theo đó, giải thể liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự như trên để thanh toán các khoản nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.