Tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô là gì? Nguyên giá tài sản cố định vô hình trên tài khoản kế toán 302 được xác định như thế nào?
- Tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô là gì?
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình trên tài khoản kế toán 302 của tố chức tài chính vi mô được xác định như thế nào?
- Tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình (302) của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình (302) của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 nào?
Tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 302- Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ vô hình của TCTCVM theo nguyên giá.
Hạch toán tài khoản này thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo cơ chế tài chính do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:
a) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do TCTCVM nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Khi một tài sản vô hình được thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này thì được xác định là TSCĐ vô hình;
...
Như vậy, tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do tổ chức tài chính vi mô nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê.
Và tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời 04 tiêu chuẩn để được ghi nhận tài sản cố định vô hình theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Có giá trị theo quy định hiện hành.
Tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô là gì? Nguyên giá tài sản cố định vô hình trên tài khoản kế toán 302 được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên giá tài sản cố định vô hình trên tài khoản kế toán 302 của tố chức tài chính vi mô được xác định như thế nào?
Nguyên giá tài sản cố định vô hình trên tài khoản kế toán 302 tố chức tài chính vi mô theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư 31/2019/TT-NHNN được xác định như sau:
Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà tố chức tài chính vi mô phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
+ Nguyên giá của tài sản cố định vô hình do mua sắm trả tiền ngay, mua dưới hình thức thanh toán trả chậm, trả góp, mua dưới hình thức trao đổi, tài sản cố định vô hình được cho, được biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa.... được xác định tương tự như tài sản cố định hữu hình.
+ Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn.
+ Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho tố chức tài chính vi mô gồm: chi phí thành lập tố chức tài chính vi mô , chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của tố chức tài chính vi mô mới thành lập, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định hiện hành mà không ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
+ Chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định vô hình:
- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho tài sản cố định tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
- Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với tài sản cố định vô hình cụ thể.
Tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình (302) của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về kết cấu của tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình như sau:
Tài khoản 302- Tài sản cố định vô hình
...
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 302:
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ vô hình.
Như vậy, tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu gồm:
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.
Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại TSCĐ vô hình.
Hệ thống tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình (302) của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản kế toán cấp 2 nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 302- Tài sản cố định vô hình
...
2. Tài khoản 302 có các tài khoản cấp 2 sau:
3021- Quyền sử dụng đất
3022- Phần mềm máy vi tính
3029- Tài sản cố định vô hình khác
...
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán về tài sản cố định vô hình của tổ chức tài chính vi mô bao có các tài khoản kế toán cấp 2 sau:
3021 - Quyền sử dụng đất
3022 - Phần mềm máy vi tính
3029 - Tài sản cố định vô hình khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.